Trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn: glucozơ, tinh bột và saccarozơ bằng phương pháp hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn: glucozơ, tinh bột và saccarozơ bằng phương pháp hoá học.



Đáp án:

Cho lần lượt 3 chất tham gia phản ứng tráng bạc, chỉ có glucozơ có phản ứng. Từ đó nhận biết được glucozo.
- Nhỏ dung dịch I2 vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột, còn lại là saccarozo.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kết tủa cực đại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào X thì lượng kết tủa cực đại có thể thu được là bao nhiêu gam?

Đáp án:
  • Câu A. 48,18

  • Câu B. 32,62

  • Câu C. 46,12

  • Câu D. 42,92

Xem đáp án và giải thích
Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.


Đáp án:

Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.

2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH

I2 + hồ tinh bột → xanh

Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.

Xem đáp án và giải thích
Từ khí NH3 người ta điều chế được axit HNO3 qua ba giai đoạn. a) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong từng giai đoạn. b) Tính khối lượng dung dịch HNO3  60% điều chế được từ 112000 lít khí NH3 (đktc). Giả thiết rằng hiệu suất của cả quá trình là 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ khí NH3 người ta điều chế được axit  qua ba giai đoạn.

a) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong từng giai đoạn.

b) Tính khối lượng dung dịch   điều chế được từ 112000 lít khí NH3 (đktc). Giả thiết rằng hiệu suất của cả quá trình là 80%.





Đáp án:

a)

Giai đoạn 1 :  

Giai đoạn 2 :       

Giai đoạn 3 :      

b)

Từ các phản ứng (1);(2);(3) rút ra sơ đồ hợp thức :

 

 Hiệu suất 80% nên khối lượng  tạo thành là : 4000.63 = 252 000(g)

Khối lượng dung dịch 80% thu được là 420 000(g).




Xem đáp án và giải thích
a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ? b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?

b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không


Đáp án:

a. Có 3 dạng cấu trúc cơ bản phân tử polime:

- Dạng mạch không phân nhánh: PE, PVC, polimebutadien, amilozo

- Dạng mạch phân nhánh: amilopectin

- Dạng mạch không gian: cao su lưu hóa

b. Dạng amilozo tan nhiều trong nước hơn dạng amilopectin vì cấu trúc hóa học không phân nhánh, đồng thời số lượng mắt xích trong phân tử nhỏ hơn

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Có các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất. (b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên. (c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá. (d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. (e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Có các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.

(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.

(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.

(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai vì phản ứng chưa xảy ra, chất lỏng phân lớp.

(c) Sai vì mục đích chính của việc thêm NaCl là để tách muối natri của axit béo (xà phòng).

Số phát biểu đúng là 3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…