Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O
Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđhit và axit tương úng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt sôi của axit cao hơn anđehit có số C lượng ứng vì axit tạo được liên kết hiđro liên kết phân tử chặt chẽ.
- Axit có độ tan cao hơn anđehit có số C tương ứng vì axit tạo được liên kết hiđro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.
Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
rong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Câu A. Xenlulozơ
Câu B. Glucozơ
Câu C. Saccarozơ
Câu D. Amilozơ
Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Tìm kim loại M?
Do hai bình mắc nối tiếp điện tích qua chúng không đổi, dẫn tới số mol e trao đổi của chúng bằng nhau:
Q = I.t = (1,6.2.F) : M = (5,4.1.F) : 108
=> M = 64 (Cu)
Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:
Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe
Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e
Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e
Câu D. 2H+ + 2e ----> H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.