Bài tập xác định chất dựa vào sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy chuyển hóa: CH4 --(1500 oC)® X ----(H2O)® Y ----(H2)® Z----(O2)® T ---(C2H2)® M; Công thức cấu tạo của M là


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOCH3

  • Câu B. CH2 =CHCOOCH3

  • Câu C. CH3COOC2H5

  • Câu D. CH3COOCH=CH2 Đáp án đúng

Giải thích:

Sơ đồ hoàn chỉnh: CH4 ® C2H2 ® CH3CHO ® C2H5OH ® CH3COOH ® CH3COOCH=CH2;

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao: a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng. b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:

a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng.

b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).


Đáp án:

a) Nước lỏng có thể chảy ra trên khay đựng theo sự phân bố phân tử, ở trạng thái lỏng, các hạt gần nhau và có thể chuyển động trượt lên nhau.

b) Khi chuyển sang thể hơi, số phân tử không đổi nhưng ở thể hơi các phân tử nước chuyển động hỗn độn cách xa nhau nên chiếm thể tích lớn hơn so với thể lỏng.

Xem đáp án và giải thích
X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là?


Đáp án:

Gọi công thức chung của 2 kim loại là: R

RCO3 + H+ → R2+ + CO2 + H2O

nRCO3 = nCO2 = 0,3 mol = 28,4/(R + 60)

R = 34,6 ⇒ 2 Kim loại là: Mg(24); Ca(40)

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức của este dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ điều chế chất E từ etilen : Etilen -- (H2SO4 loãng, to® ® B -- (+A, H2SO4 đ)- ® E E là


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOCH3

  • Câu B. C2H5COOCH3

  • Câu C. HCOOC2H5

  • Câu D. CH3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích? b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau: CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2 và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn. c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2

và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).


Đáp án:

a)

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

2                Cr+3     --> Cr+6    +    3e            Cr+3: chất khử

3                2Cl2     + 2e        ---> 2Cl-            Cl2: chất oxi hóa

b)

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2  

2               Cr+3            ---> Cr+2       + e          Cr+3: chất oxi hóa

3              2Zn - 2e      ---> 2Zn2+                      Zn: chất khử

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)

Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…