Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O
Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.
Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.
Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.
=> kim loại ban đầu là Fe.
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 => kim loại ban đầu là Al.
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2
Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg.
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
Tính khối lượng trung bình của một phân tử cao su poli isopren, biết số mắt xích trung bình là 700?
n = (mpolime)/(mmonome) → mpoli isopren = 700. 68 = 47600
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Phương trình phản ứng: R + 2HCl → RCl2 + H2
Ta có nHCl = 2nH2 = 0,12 mol
mmuối = mkim loại + mCl- = 1,76 + 0,12. 35,5 = 6,02 gam.
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO ---> CO2 + Fe.
Fe3O4 + H2 -----> H2O + Fe.
CO2 + 2Mg -----> 2MgO + C.
Các phản ứng hóa học này có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử cho biết chất nào là chất khử, chất oxi hóa? Vì sao?
Fe2O3 + 3CO → 3CO2 + 2Fe.
Fe3O4 + 4H2 → 4H2O + 3Fe.
CO2 + 2Mg → 2MgO + C.
Cả 3 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Các chất khử là CO, H2, Mg vì đều là chất chiếm oxi.
Các chất oxi hóa là Fe2O3, Fe3O4, CO2 vì đều là chất nhường oxi.
Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu
Khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot thì Ag+: x mol và Cu2+: y mol đều bị điện phân hết.
Khối lượng catot tăng thêm 4,2 gam → 4,2 = 108x + 64y
Số electron trao đổi trong quá trình điện phân là ne = (0,804. 2. 3600)/96500 = 0,06 mol
→ x + 2y = 0,06
Giải hệ → x = 0,03 và y = 0,015
Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là: 0,015: 2 = 0,075M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.