Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.

Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

 2KMnO4       --t0-->         K2MnO4 + MnO2 + O2    

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2.

=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi

Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

S + O2   --t0--> SO2.

Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

 

 

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho phản ứng: ...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 6 b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng: 2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r) Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là: A. 0,04 V B. 1,08 V C. 1,25 V D. 2,50 V.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng:

...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn

a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 6

b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:

2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)

Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:

A. 0,04 V

B. 1,08 V

C. 1,25 V

D. 2,50 V.


Đáp án:

a. Đáp án B.

2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn

b. Đáp án B

Epin = Eo(Cu2+/Cu) – Eo(Cr3+/Cr) = 0,34 – (0,74) = 1,08V

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng hóa học sau: [-CH2-CH(OCOCH3)-]n + nNaOH (t0)→[-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COONa. Phản ứng này thuộc loại phản ứng

Đáp án:
  • Câu A. Phân cắt mạch polime.

  • Câu B. Giữ nguyên mạch polime.

  • Câu C. Khâu mạch polime.

  • Câu D. Điều chế polime.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.


Đáp án:

 Dấu hiệu: mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên

Xem đáp án và giải thích
So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ?


Đáp án:

Giống nhau: Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.

Khác nhau:

Công thức phân tử Công thức cấu tạo

- Giống nhau:

Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử

- Khác nhau:

Chưa biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.

- Thí dụ:

CTPT C3H6 ta chưa biết hợp chất này là gì. Chỉ biết hợp chất có 3 nguyên tử C và 6 nguyên tử H

- Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.

- Cho biết thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử và từ đó biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.

- CTPT C3H6

- Nếu CTPT CH2=CH-CH3

Là anken có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

- Nếu CTCT là  ⇒ là xicloankan

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trinh hóa học sau, có bao nhiêu phương trình tạo ra 2 chất khí? 1. C + 2H2SO4 → 2. H2 + C6H5CHCH2 → 3. HNO3 + CuS2 → 4. HCl + HNO3 → 5. BaCl2 + NaHSO4 → 6. Cu + HCl + KNO3 →

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…