Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a. PVC (làm vải giả da) và da thật. b. Tơ tằm và tơ axetat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

a. PVC (làm vải giả da) và da thật.

b. Tơ tằm và tơ axetat.


Đáp án:

a. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật, còn lại là PVC

b. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử khi cháy có mùi khét như tóc cháy là tơ tằm, còn lại là tơ axetat

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các cặp chất sau: (1). Khí Cl2 và khí O2. (2). Khí H2S và khí SO2. (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (7). Hg và S. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. (9). CuS và dung dịch HCl. (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 10

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra. b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

b) Gọi nNa2SO3 = x mol; nNaHSO3 = y mol 

nNaOH = 2x + y = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,05, y = 0,15.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,05 x 126 = 6,3g.

 

Xem đáp án và giải thích
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột


Đáp án:

Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột

a) Phân tử amilozơ

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ

b) Phân tử amilopectin

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)

+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

Xem đáp án và giải thích
So sánh lực bazơ của các amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là


Đáp án:
  • Câu A. CH3NH2.

  • Câu B. NH3.

  • Câu C. CH3NHCH3.

  • Câu D. C6H5NH2.

Xem đáp án và giải thích
Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ


Đáp án:

 Polime có tính dẻo: PE, PVC, poli(metylmetacrylat)

Polime có tính đàn hồi : cao su thiên nhiên, cao su buna

Polime có tính dai, bền : nilon – 6,6; tơ lapsan ,...

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…