Tính thể tích C2H4 (đktc) cần để điều chế được 6,9 gam rượu etylic. Biết hiệu suất phản ứng là 75%. Phản ứng theo sơ đồ: C2H4 + H2O  --> C2H5OH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích C2H4 (đktc) cần để điều chế được 6,9 gam rượu etylic. Biết hiệu suất phản ứng là 75%. Phản ứng theo sơ đồ: C2H4 + H2O  --> C2H5OH.


Đáp án:

nC2H5OH = 0,15 mol

Phương trình hóa học:

C2H4 + H2O --H2SO4--> C2H5OH

1 ← 1 mol

0,15 ← 0,15 (mol)

Theo phương trình: nC2H4 = 0,15 mol

Do H = 75% nên nC2H4 tt = 0,15.75% =  0,2 mol

VC2H4 tt = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 : 1

  • Câu B. 3 : 2

  • Câu C. 3 : 1

  • Câu D. 5 : 3

Xem đáp án và giải thích
Chì
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăcqui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X ở đây là:

Đáp án:
  • Câu A. Đồng.

  • Câu B. Magie.

  • Câu C. Sắt.

  • Câu D. Chì.

Xem đáp án và giải thích
Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?


Đáp án:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần của không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

Có hai nguyên nhân chủ yếu là:

Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu là khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, ô nhiễm không khí do sinh hoạt.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

   + Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

   + Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

   + Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

   + Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung nóng hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung nóng hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng bao nhiêu?


Đáp án:

Kim loại + HNO3 → Muối nitrat

Ta có: mmuối – mkim loại = m NO3- = 62g

n NO3- = 1 mol

Muối nitrat ( Cu, Zn, Mg) Oxit

Bảo toàn điện tích ta có: n NO3- (muối) =2 nO2-(oxit) ( cùng = số mol cation)

⇒ nO ( oxit) = 0,5 mol

⇒ mc/rắn = mkim loại + moxi = m + 0,5.16 = m + 8 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…