Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).

a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.


Đáp án:

a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M

M + H2O   -> MOH + 0,5H2

nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol

=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol

Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)

Theo sơ đồ đường chéo:

Na  23                                    8

                           31

K   39                                      8

nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol

%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%

⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%

b) Phản ứng trung hòa

MOH + HCl → MCl + H2O

nHCl = nMOH = 0,1 mol

⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml

Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho cân bằng hóa học N2(k)+3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k):ΔH=-92J Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi: a) Tăng nhiệt độ b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng. c) Giảm thể tích của hệ Phương trình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cân bằng hóa học N2(k)+3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k):ΔH=-92J Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:

a) Tăng nhiệt độ

b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

c) Giảm thể tích của hệ Phương trình.


Đáp án:

Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lechateliter

Khi tăng nhịêt độ cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều thu nhịêt. Tức chiều nghịch, chiều phân hủy NH3

Khi hóa lỏng NH3 nồng độ NH3 giảm cân bằng hóa học sẽ dich chuyể theo chiều tăng làm nồng độ NH3 (chiều thuận) tạo thành NH3.

Giảm thể tích của hỗn hợp phản ứng cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều giảm áp xuất (chiều thuận) tạo ra NH3.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4. b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2. c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).


Đáp án:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng : dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng : dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là gì?


Đáp án:

Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng : dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều không nhạt màu.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu không đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein

  • Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra

  • Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu

  • Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng hóa học: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k) Tốc độ phản ứng hóa học trên được tính theo công thức y = k [NO]2[O2]. Hỏi ở nhiệt độ không đổi, áp suất chung của hệ đã tăng bao nhiêu lần khi tốc độ của phản ứng tăng 64 lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k)

Tốc độ phản ứng hóa học trên được tính theo công thức y = k [NO]2[O2]. Hỏi ở nhiệt độ không đổi, áp suất chung của hệ đã tăng bao nhiêu lần khi tốc độ của phản ứng tăng 64 lần?


Đáp án:

Đặt x là số lần tăng của áp suất. Theo bài ra ta có v2/v1 = 64 = x3 → x = 4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…