Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.
Đổi 300 ml = 0,3 lít
Số mol chất tan có trong 300 ml Ba(OH)2 0,4M là:
nBa(OH)2 = CM.V = 0,4.0,3 = 0,12 mol
Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là:
mBa(OH)2 = 0,12 . 171 = 20,52 gam
Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO có tính gì?
Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH.
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO: vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
Cho dãy chất sau: Zn(OH)2, H3PO4, H2CO3, SO3, Cu(OH)2, HCl, Na2S, H2S, Ca(OH)2, SO2, HNO3, BaSO3. Dãy chất đó gồm bao nhiêu axit và bao nhiêu bazơ?
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Các chất thuộc loại axit là: H3PO4, H2CO3, HCl, H2S, HNO3 ⇒ 5 axit
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)
Các chất thuộc loại bazơ là: Zn(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2 ⇒ 3 bazơ
Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.
Bari cacbonat khi bị nung nóng thì biến thành hai chất mới là bari oxit và khí cacbonic. Vậy bari cacbonat được cấu tạo bởi những nguyên tố nào?
Bari oxit gồm hai nguyên tố là Ba và O.
Khí cacbonic gồm hai nguyên tố là C và O.
Vậy bari cacbonat được cấu tạo nên bởi các nguyên tố là Ba, C và O.
Có những sơ đồ phản ứng hóa học sau:
a) Cl2 + H2O → HCl + HClO
b) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
c) Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
d) HCl + KClO3 → KCl + Cl2 + H2O
e) NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
f) CaOCl3 → CaCl2 + O2
Cho biết những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Vai trò các chất tham gia phản ứng oxi hóa – khử. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng.
Những phản ứng sau là phản ứng oxi hóa – khử:
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.