Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, kết quả chia làm hai nhóm:

• Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.

• Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.

– Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl.

  NaCl Na2SO4
Ba(OH)2 x Kết tủa trắng
NaOH x x

PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?


Đáp án:

Kim loại luôn đóng vai trò là chất khử trong phản ứng oxi hóa – khử

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất sắt đồng nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

Đáp án:
  • Câu A. NaOH (dư)

  • Câu B. HCl (dư)

  • Câu C. AgNO3 (dư)

  • Câu D. NH3 (dư)

Xem đáp án và giải thích
Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5 ; Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu hai axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt đô, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5 ; Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu hai axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt đô, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. [H+]CH3COOH > [H+]HNO2

  • Câu B. [H+]CH3COOH < [H+]HNO2

  • Câu C. pH(CH3COOH) < pH(HNO2)

  • Câu D. [CH3COO-] > [NO2-]

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng axit axetic với isoamylic (CH3)2CH-CH2-CH2-OH có H2SO4 đặc, xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Khối lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu isoamylic có giá trị gần nhất là ( biết hiệu suất phản ứng đạt 68%)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng axit axetic với isoamylic (CH3)2CH-CH2-CH2-OH có H2SO4 đặc, xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Khối lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu isoamylic có giá trị gần nhất là ( biết hiệu suất phản ứng đạt 68%)


Đáp án:

(CH3)2CH – [CH2]2OH (Isoamylic) + CH3COOH (axit axetic) ⇆ (CH3)2CH – [CH2]2OCOCH3 (isoamyl axetat) + H2O

naxit axetic = 132,25/60 < nisoamylic = 200/88

→ nisoamylic = naxit axetic. H = 1,5 mol → misoamyl axetat = 1,5.130 = 195g.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ chuyển hóa sau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau.

 a) Viết công thức cấu tạo của A, B, C, D, E (dạng đối xứng).

 b) Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi trên


Đáp án:

 a) (A): C2H5OOC-CH2-CH(NH2)-CH2COOC2H5

    (B): NaOOC-CH2-CH(NH2)-CH2COONa;

    (C):CH3-CH2OH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…