Câu A. 1:1
Câu B. 1:2 Đáp án đúng
Câu C. 1:3
Câu D. 1:4
Chọn B. - Gọi x là số mol của Al2(SO4)3 => nAl3+ = 2x (mol) - Phần 1: hòa tan vừa đúng với 0,04 mol Cu => nCu = nFe2(SO4)3 = 0,04 mol - Phần 2: tác dụng với 0,2 mol dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm: Fe(OH)3: Nhận thấy 3nFe3+ < nOH- => nFe(OH)3 = 0,08 mol => mFe(OH)3 = 8,56 g. BaSO4: Nếu nBaSO4 = nBa2+ = 0,2 mol => mBaSO4 + mFe(OH)3 > 50,5 g. => nSO4(2-) = 3[nAl2(SO4)3 + nFe2(SO4)3] = 3x + 0,12 => mBaSO4 = 699x + 27,96 g. Al(OH)3: xét trường hợp tạo kết tủa của Al(OH)3 với nOH- còn lại = 0,16 mol. - TH1: Al(OH)3 kết tủa không bị hòa tan. + khi đó: 3nAl3+ = 6x ≥ nOH- = 0,16 => x > 0,0267 mà nSO4(2-) = 3x + 0,12 < 0,2 => x < 0,0267 (vô lí). - TH2: Al(OH)3 bị hòa tan 1 phần. + khi đó: nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH- = 8x - 0,16 => mAl(OH)3 = 624x - 12,48 g. mà mFe(OH)3 + mBaSO4 + mAl(OH)3 = 50,85 => x = 0,02 mol => nAl2(SO4)3/nFe2(SO4)3 =1/2
Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn: lòng trắng trứng, xà phòng, glixerol, hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong 4 lọ trên.
- Cho 3 chất còn lại tác dụng với chất nào trong ống nghiệm hoà tan cho dung dịch màu xanh lam là glixerol, 2 chất còn lại không tác dụng.
- Để phân biệt xà phòng và hồ tinh bột, cho dung dịch iot vào 2 ống nghiệm để nhận ra hồ tinh bột (dung dịch màu xanh tím), chất trong ống nghiệm còn lại là xà phòng.
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình hóa học.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.
- Mẫu thử chuyển sang vàng là mẫu NaBr.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
- Mẫu thử có xùất hiện màu xanh là mẫu NaI. Do I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
- Mẫu không có hiện tượng là NaCl.
Nguyên tử X có tổng số hạt là 48. Số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Xác định số hạt proton trong nguyên tử.
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 48 nên: p + n + e = 48, mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e. Suy ra 2p + n = 48 (1).
Trong nguyên tử X, số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện hay
e + p = 2n mà e = p nên 2p = 2n hay p = n (2).
Thay (2) vào (1), ta có: 2p + p = 48 suy ra p = 16.
Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 16.
Phản ứng tráng bạc được sử dụng trong công nghiệp sản suất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là:
Câu A. Saccarozơ.
Câu B. Andehit axetic.
Câu C. Glucozơ.
Câu D. Andehit fomic.
Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi,khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Lấy từng chất một mẫu thử:
- Cho lần lượt từng mẫu thử trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, mẫu thử nào làm đục nước vôi trong đó là CO2:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
- Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó là oxi.
- Cho mẫu thử còn lại qua CuO nung nóng, khí nào đó có xuất hiện Cu ( màu đỏ). Đó là H2. Mẫu thử còn lại là không khí không làm đổi màu CuO.
CuO + H2 → Cu + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.