"Thủy tinh lỏng" là gì?
"Thủy tinh lỏng" là dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm và nồng độ ml của mẫu dung dịch CuSO4 có sẵn trong phòng thí nghiệm.
* Phương pháp xác định nồng độ phần trăm dung dịch CuSO4
- Cân một lượng dung dịch CuSO4 xác định.
- Cô cạn dung dịch cho đến khi thu được chất rắn màu trắng đó là CuSO4. Sau đó đem cân lượng muối sau khi cô cạn này ta được số liệu là mct.
- Áp dụng công thức: C% = mct/mdd . 100% ta sẽ tính C% của dung dịch CuSO4.
* Phương pháp xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO4:
- Đong 1 thể tích dung dịch CuSO4 xác định, đem cân lượng dung dịch đó.
- Sau đó dùng công thức n = m/M để tính số mol của CuSO4.
- Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 bằng công thức: CM = n/V
Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 trong bình kín không chứa không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và 10,64 lit hỗn hợp khí Z (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng còn lại 16,2 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Câu A.
44,3
Câu B.
52,8
Câu C.
47,12
Câu D.
52,5
So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Na2CO3 và NaHCO3
- Đều là muối của axit yếu, có khả năng nhận proton thể hiện tính bazo:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
- NaHCO3 là muối axit tác dụng với bazo tạo muối trung hòa
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
Vậy NaHCO3 là muối có tính lưỡng tính
Na2CO3 là muối có tính chất bazo
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
b) nH2 = 0,15 mol
Theo pt: nFe = nH2 = 0,15 mol → mFe = 0,15. 56 = 8,4 (g)
c) Theo pt: nHCl = 2.nFe = 2 × 0,15 = 0,3 (mol), VHCl = 50ml = 0,05 l
CM(HCl) = n/V = 6
Ion nitrua N3- có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào, của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào? Hãy viết cấu hình của chúng.
- Cấu hình e của N: (Z = 7): 1s22s22p3
- Cấu hình e của N3-: (N + 3e → N3-): 1s22s22p6
- Cấu hình e của Ne ( Z = 10): 1s22s22p6
- Cấu hình e của F- ( F + e → F-): 1s22s22p6
- Cấu hình e của Na+ ( Na → Na+ + e): 1s22s22p6
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.