Số oxi hóa của kim loại Mn, Fe trong FeCl3, S trong SO3, O trong PO43- lần lượt là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Số oxi hóa của kim loại Mn, Fe trong FeCl3, S trong SO3, O trong PO43- lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. 0, +3, +6, +5. Đáp án đúng

  • Câu B. 0, +3, +5, +6.

  • Câu C. +3, +5, 0, +6.

  • Câu D. +5, +6,+3,0.

Giải thích:

Chọn A.

- Số oxi hóa của Mn (đơn chất bằng 0)

- Số oxi hóa của Fe trong FeCl, bằng +3

- Số oxi hóa của S trong SO3: x + 3(-2) = 0 => x = +6.

- Số oxi hóa của P trong PO43- : x + 4(-2) = -3 => x = +5.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.


Đáp án:

Số mol thuỷ tinh là:

[6,77.106]/677 = 0,01.106 mol

Từ công thức của thuỷ tinh suy ra:

   nK2CO3 = nPbCO3 = nthuỷ tinh = 0,01.106 mol

Khối lượng K2CO3 = 0,01. 106. 138(g) = 1,38. 106(g) = 1,38 (tấn)

Khối lượng PbCO3 = 0,01. 106. 267(g) = 2,67. 106(g) = 2,67(tấn)

 nSiO2 = 6nthuỷ tinh = 6. 0,01. 106 mol = 0,06. 106 mol

Khối lượng SiO2 = 0,06. 106. 60(g) = 3,6 tấn

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:


Đáp án:

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

nCH3COONa = nCH3COOC2H5 = 0,05 mol

=> m CH3COONa = 4,1 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo đơn chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI → (2) F2 + H2O (t0)→ (3) MnO2 + HCl đặc (t0)→ (4) Cl2 + dung dịch H2S → Các phản ứng tạo ra đơn chất là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3).

  • Câu B. (1), (3), (4).

  • Câu C. (2), (3), (4).

  • Câu D. (1), (2), (4).

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước. Tính nồng độ mol và nồng độ % của chất trong dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng của dung dịch đó là 1,056 g/ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước. Tính nồng độ mol và nồng độ % của chất trong dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng của dung dịch đó là 1,056 g/ml.


Đáp án:

nK = 3,9/39 = 0,1 mol

Phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2

nH2 = 0,05.2 = 0,1 gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd = 3,9 + 101,8 – 0,1 = 105,6 gam

C%KOH = [0,1.56]/105,6 . 100% = 5,3%

Vdd = m/D = 105,6/1,056 = 100 ml = 0,1 lít

CM(KOH) = 0,1/0,1 = 1 M.

Xem đáp án và giải thích
Trong một bình kín dung tích không đổi 16,8 lít chứa khí Cl2 (đktc) và một ít bột kim loại M. Sau khi phản ứng hoàn toàn giữa Cl2 và M, áp suất khí trong bình còn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là 16,25 gam. Nhiệt độ bình không đổi 0°C, thể tích kim loại M và muối rắn của nó không đáng kể. Xác định kim loại M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một bình kín dung tích không đổi 16,8 lít chứa khí Cl2 (đktc) và một ít bột kim loại M. Sau khi phản ứng hoàn toàn giữa Cl2 và M, áp suất khí trong bình còn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là 16,25 gam. Nhiệt độ bình không đổi 0°C, thể tích kim loại M và muối rắn của nó không đáng kể. Xác định kim loại M



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…