Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng. Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện. Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện. 1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên. 2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên. 3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.

Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực dương và điện cực đồng nối với cực âm của nguồn điện.

Thí nghiệm 2: Đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực âm và điện cực đồng rồi với cực dương của nguồn điện.

1) Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên.

2) Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong hai thí nghiệm trên.

3) Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau hai thí nghiệm


Đáp án:

1. TN1:

Catot Cu (-)    <---  CuSO4 dd --> Anot graphit (+)

Cu2+, H2O                                         SO42-, H2O

Cu2+ + 2e  --> Cu                                2H2O  --> O2 + 4H+   + 4e

Phương trình điện phân: 2Cu2+   +   2H2O       ---đpdd---> 2Cu  +  4H+         + O2

Hiện tượng : Kim loại đồng bám vào catot bằng đồng

- Có khí thoát ra ở anot bằng graphit

- Màu xanh của dung dịch nhạt dần

Thí nghiệm 2 :

Catot graphit (-)                   <---  CuSO4 dd -->           Anot Cu (+)

Cu2+, H2O                                                                    SO42-, H2O

Cu2+dd + 2e  --> Cu catot                                      Cu anot  ---> Cu2+ dd + 2e

Phương trình điện phân:

Cu2+dd + Cuanot → Cucatot + Cu2+dd

Hiện tượng :

- Kim loại đồng bám vào catot bằng graphit

- Anot bằng đồng tan ra

- Màu xanh của dung dịch không đổi

2. Nồng độ H+ ở thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2 ⇒ pHTN1 < pHTN2

3. Nồng độ Cu2+ ở thí nghiệm 1 giảm , ở thí nghiệm 2 không đổi .

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng m1 gam este X (C4H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m2 gam muối. Biết rằng m1 < m2, tên gọi của X là:

Đáp án:
  • Câu A. isopropyl fomat

  • Câu B. metyl propionat

  • Câu C. etyl axetat

  • Câu D. propyl fomat

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa ?


Đáp án:

Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau: Cl2 + NaBr ---> ; NaOH + CH3COOC6H5 ---> ; HCl + C2H5ONa ---> ; C2H5OH + Ag(NH3)2OH ---> ; C + KNO3 + S ---> ; CaO + Cu(NO3)2 + H2O --> ; H2SO4 + KMnO4 + FeSO4 ---> ; C + H2O --> ; O2 + C12H22O11 --> ; H2 + CH2=CHCH2OH --> Trong các phương trình trên, có bao nhiêu phương trình phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên


Đáp án:

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol

⇒ nBa2+ =(0,06-0,02)/2 = 0,02 mol

Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+

⇒ nNa+ = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol

Khi trộn 2 dung dịch vào ta có:

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

nOH- > nHCO3- ⇒ OH- dư

nCO32- sinh ra = nHCO3- = 0,04 mol

∑n CO32- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓

n Ba2+ < n CO32- ⇒ nBaCO3 = n Ba2+ = 0,02 mol

mkết tủa = 0,02. 197 = 3,94g

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân amin bậc 1
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là:


Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…