Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.
Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.
Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.
Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.
Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g
Câu A. 2
Câu B. 4
Câu C. 3
Câu D. 5
Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?
Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.
Cho 33,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tac dụng với dung dịch HNO3 loãng, đu nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y và còn dư 0,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Giải
Ta có: nNO = 2,8 : 22,4 = 0,125 mol
Ta có: 64a + 232b = 33,4 (1)
BT e ta có : 2(a – (0,8/64))= 2b + 3.0,125
=>2a – 2b = 0,35 (2)
Từ 1, 2 => a = 0,25 mol và b = 0,075 mol
Ta có dung dịch Y gồm Cu2+ : a – 0,8/64 = 0,25 – 0,2375 = 0,0125 mol
nFe2+ = 3nFe3O4 = 3.0,075 = 0,225 mol
BTĐT => nNO3- = 0,0125.2 + 2.0,225 = 0,475 mol
=>muối = 64.0,0125 + 56.0,225 + 62.0,475 = 42,85 g
Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Phương trình hóa học: H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.