Thí nghiệm tạo kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các thí nghiệm sau: (1). Cho AgNO3 vào dung dịch HF. (2). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. (3). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2. (4). Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (5). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Cu(OH)2. (6). Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. Số thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn cho kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2 Đáp án đúng

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Giải thích:

(1). Cho AgNO3 vào dung dịch HF Không có (2). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat Có Al(OH)3 (3). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2 Không có vì CO2 dư (4). Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 Có Al(OH)3 (5). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Cu(OH)2 Không có vì NH3 dư (6). Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư Không có

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Làm cách nào để quả mau chín ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm cách nào để quả mau chín ?


Đáp án:

Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là         


Đáp án:

Giải

Quy đổi X thành CuS: x mol, FeS: y mol

Ta có:

M(Z) = 2.(61/3) = 122/3

=>m(Z) = 0,15. (122/3) = 6,1 gam

Gọi số mol của NO2 : a mol, NO : b mol

BTKL ta có : 46a + 30b = 6,1 gam (1)

a+ b = 0,15 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,1 mol ; b = 0,05 mol

Bảo toàn e ta có: 8nCuS + 9nFeS = nNO2 + 3nNO

=>8x + 9y = 0,1 + 3.0,15 = 0,25 (*)

Bảo toàn mol hỗn hợp X ta có: x + y = 0,03 (**)

Từ (*), (**) => x = 0,02 mol ; y = 0,01 mol

=>%nFeS = (0,01 : 0,03).100 = 33,33%

Xem đáp án và giải thích
Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là gì?


Đáp án:

Thiếc là kim loại có nhiều hóa trị nên phải gọi tên kèm hóa trị.

SnO2 : Thiếc (IV) oxit.

Xem đáp án và giải thích
Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).


Đáp án:

- C6H5OH + 3H2→C6H11OH

- Cho hỗn hợp C6H5OH và C6H11OH tác dụng với dung dịch NaOH đặc. Phenol tác dụng tạo muối, tác lớp chìm xuống dưới, C6H11OH không phản ứng nổi lên trên. Chiết thu được C6H11OH và C6H5ONa. Thổi khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa. Phenol tách lớp nổi lên trên, chiết thu được phenol.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + CO2+H2O → C6H5OH + NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
 Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC. Tính số nguyên tử sắt và clo trong muối này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC. Tính số nguyên tử sắt và clo trong muối này


Đáp án:

Công thức hóa học của muối sắt có dạng: FeClx.

Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC nên: 56 + 35,5.x = 127.

Giải phương trình được x = 2.

Vậy muối là FeCl2; phân tử gồm 1 nguyên tử sắt và 2 nguyên tử clo.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…