Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên. c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên

b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên.

c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.


Đáp án:

a) Benzene không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzene có màu vàng (phần này do enzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.

b) Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên thì tạo thành dung dịch, màu brom sẽ nhạt đi do benzene tan trong brom lỏng.

Lưu ý: brom lỏng là brom nguyên chất là dung môi không phân cực tan tốt trong benzen nên tạo dung dịch đồng nhất.

c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm b) rồi đun nhẹ thì hiện tượng quan sát được là: có khí thoát ra, màu brom nhạt dần. Do cấu tạo đặc biệt của benzen nên benzen chỉ tác dụng Br2 khan khi có xúc tác bột sắt. Khí thoát ra là HBr.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tính giá trị tối thiểu của V?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tính giá trị tối thiểu của V?


Đáp án:

nFe = 0,02 mol; nCu = 0,03 mol

→ ∑ ne cho = 0,02.3 + 0,03.2 = 0,12 mol ;

nH+ = 0,4 mol; nNO3- = 0,08 mol (Ion NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3)

- Bán phản ứng:

NO3-  + 4H+   --> NO + 2H2O

              0,12---------------0,16

Vì 0,12/3 < 0,08/1 < 0,4/4

→ kim loại hết và H+ dư

→ nH+ dư = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol

→ ∑ nOH- (tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3 + 0,03.2 = 0,36

→ V = 0,36 lít hay 360 ml

→ Đáp án A

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a) Tính thể tích oxi(đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên. b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy.

   a) Tính thể tích oxi(đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên.

   b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.


Đáp án:

mC = (1000.95)/100 = 950g => nC = 79,17 mol

C  +   O2     --> CO2

79,17   ?             ?

=> nO2 = (79,17.1)/1 = 79,17 mol

   a) VO2 = nO2.22,4 = 79,17.22,4 = 1773,4(l)

   b) nCO2 = nO2 = 79,17(mol) → VCO2 = VO2 = 1773,4(l)

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm tạo kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các thí nghiệm sau: (1). Cho AgNO3 vào dung dịch HF. (2). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. (3). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2. (4). Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (5). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Cu(OH)2. (6). Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. Số thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn cho kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn 260 gam chất béo X thì cần 89 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng thu được 269,168 gam xà phòng khan. Tính số gam glixeriol thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 260 gam chất béo X thì cần 89 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng thu được 269,168 gam xà phòng khan. Tính số gam glixeriol thu được 


Đáp án:

X gồm (RCOO)3C3H5 (a mol) và R’COOH (b mol)

mNaOH = 35,6 g → nNaOH = 3a + b = 0,89mol

nC3H5(OH)3 = a mol và nH2O = b mol

Bảo toàn khối lượng: 92a + 18b + 269,168 = 260 + 35,6

→ a = 0,274 và b = 0,068

→ mC3H5(OH)3 = 25,208g

Xem đáp án và giải thích
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là


Đáp án:

KL tác dụng với H2SO4 loãng phải đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học

--> Mg, Zn, Fe. 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…