Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4. (c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có hai muối là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. (a) Đúng, Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O (b) Đúng, 3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3 (c) Sai, NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O (d) Đúng, Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O. 1 mol 2 mol ; 2FeCl3 + Cu → FeCl2 + CuCl2. 2 mol 1 mol ; => Dung dịch thu được gồm 2 muối FeCl2 và CuCl2. (e) Đúng, 2NO2 + 2KOH→ KNO2 + KNO3 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy kể ra ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể ra ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em.


Đáp án:

 Ba loại sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em là: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm.

Xem đáp án và giải thích
Những biện pháp phải thực hiện để đập tắt sự cháy? Tại sao thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Những biện pháp phải thực hiện để đập tắt sự cháy? Tại sao thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy?


Đáp án:

Những biện pháp phải thực hiện để dập tắt sự cháy:

-Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

-Cách li chất cháy với khí oxi.

Các biện pháp này phải làm đồng thời và có vậy thì sẽ dập tắt được sự cháy.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tripeptit là hợp chất


Đáp án:
  • Câu A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit

  • Câu B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau

  • Câu C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau

  • Câu D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là?


Đáp án:

Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl

FeO  +   2H+   --> Fe2+    +  H2O

Fe2O3  +  6H+   --> 2Fe3+   +  3H2O

a/232                         2a/232

Hoà tan Cu vào dung dịch trên:

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Khi Cu tan hoàn toàn tức là:

nCu >= 0,5nFe3+

=> 64a >= 232b hay 64a > 232b

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?


Đáp án:

Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O

2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Sau phản ứng Fe dư:

Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…