Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl. Giải thích: a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol? b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.

Giải thích:

a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?

b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?


Đáp án:

a) Khả năng phân li cho proton H+ tùy thuộc vào sự phân cực của liê kết –O-H (xem SGK)

Các nhóm hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm tăng độ phân cực của liên kết – O- H ⇒ H linh động hơn ⇒ tính axit tăng.

Các nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm giảm độ phân cực của liên kết – O –H ⇒ H kém linh động hơn ⇒ tính xaait giảm

Dựa trên đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron, ta thấy liên kết – O –H trong phân tử axit phân cực nhất rồi đến phenol và cuối cùng là ancol etylic.

b) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic cao hơn so với anđêhit, xeton và ancol có cùng số cacbon vì axit tạo được liên kết hidro liên phân tử bền vững hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử 


Đáp án:

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).

Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17

Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.

Xem đáp án và giải thích
Làm cách nào để quả mau chín ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm cách nào để quả mau chín ?


Đáp án:

Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?

Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mao chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.

Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín.

Xem đáp án và giải thích
Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng sản phẩm thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng sản phẩm thu được 


Đáp án:

  Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các amin đơn chức nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1: 1.

    Sơ đồ phản ứng :

    X + HCl → muối

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

    mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hòa tan chất rắn X1 thu được chất rắn Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 htu được kết tủa F1. Hòa tan dung dịch E1 vào dd NaOH dư thấy bị tan 1 phần và còn chất rắn G1. Cho G1vào dung dịch AgNO3 dư (coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là:

Đáp án:
  • Câu A. 7

  • Câu B. 6

  • Câu C. 8

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của hợp chất sắt (III)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3OH

  • Câu B. CH3COOH

  • Câu C. CH3NH2

  • Câu D. CH3COOCH3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…