Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X
Theo ĐL bảo toàn khối lượng:
mO2 = 23,2 - 16,8 = 6,4 (g) → nO = 6,4/16 = 0,4 mol
Phản ứng của HCl với chất rắn X có thể được biểu diễn với sơ đồ:
O2- + 2H+ → H2O
0,4 0,8
VHCl = 0,8: 2 = 0,4 (lít) = 400ml
Có thể mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử bằng các quỹ đạo chuyển động không? Tại sao?
Không thế mô tả sự chuyển động của electron bằng các quỹ đạo chuyển động, vì electron là hạt vi mô chuyển động rất nhanh. Không thể xác định được chính xác vị trí của electron.
Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% .Tìm V?
nKMnO4 = 0,2 mol
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
0,2 → 0,1 (mol)
Vì H% = 80% ⇒ nO2 thực tế =0,1.80% = 0,08 mol
⇒ VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít).
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 5
Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag.
a) Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.
b) Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.
a) Sắp xếp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần : Ag, Cu, Al, Na.
b) Phương trình hoá học chứng minh.
- Na tác dụng mãnh liệt với H20 còn Al tác dụng chậm :
2Na + 2H20 → 2NaOH + H2
- Kim loại Al và Na tác dụng với dung dịch HCl, còn Ag, Cu không tác dụng :
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
- Khi cho các kim loại Cu, Ag tác dụng với oxi chỉ có Cu tác dụng, còn Ag không tác dụng :
2Cu + O2 → 2CuO
Câu A. Y(OH)2< Z(OH)3< XOH.
Câu B. Z(OH)2< Y(OH)3< XOH.
Câu C. Z(OH)3< Y(OH)2< XOH.
Câu D. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.