Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. Al và AgCl

  • Câu B. Fe và AgCl Đáp án đúng

  • Câu C. Cu và AgBr

  • Câu D. Fe và AgF

Giải thích:

Chọn B.

- Khi cho kim loại M (Fe) tác dụng với phi kim X (Cl2) : Fe + Cl2→ FeCl3; Fe + FeCl3→ FeCl2

- Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z gồm FeCl2, FeCl3.

- Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z :

FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl;

FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag.

- Đem chất rắn G gồm AgCl, Ag vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư :

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

AgCl + HNO3: không phản ứng → Chất rắn F là AgCl.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?


Đáp án:
  • Câu A. 5,324.10-23g.

  • Câu B. 6,023.10-23g.

  • Câu C. 4,482.10-23g.

  • Câu D. 3,990.10-23g.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt amin, axit cacboxylic và amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch HCl.

  • Câu B. Dung dịch NaOH.

  • Câu C. Natri.

  • Câu D. Quỳ tím.

Xem đáp án và giải thích
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc). a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.


Đáp án:

a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)

3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)

b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)

Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).

Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).

Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).

Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (O,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Cho Zn phản ứng với HCl, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho Zn phản ứng với HCl, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?


Đáp án:

Phản ứng của Zn với HCl:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Khí thoát ra là H2, cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.

Xem đáp án và giải thích
Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (0) nếu không: Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3 Pb(NO3)2 BaCl2 Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (0) nếu không:

  Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2        
BaCl2        

Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).


Đáp án:

Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2 x x x o
BaCl2 x o x o

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 ↓ + 2NaNO3

Pb(NO3)2 + 2KCl → PbCl2 ↓ + 2KNO3

Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 ↓ + 2NaNO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…