Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?


Đáp án:

Trong tự nhiên n­ước ở một số vùng là n­ước cứng tạm thời, là nư­ớc có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

Ca(HCO3)2    → CaCO3   +     CO2   +   H2O

Mg(HCO3)2   →   MgCO3   +     CO2   +   H2O

CaCO3, MgCOsinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 l­ượng dấm (CH3COOH 5%) và rư­ợu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

 

Đáp án:

Số hiệu nguyên tử Cấu tạo nguyên tử Tính chất
Điện tích hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Kim loại Phi kim
7 7+ 7 2 5   x
12 12+ 12 3 2 x  
16 6+ 6 3 6   x

+ Giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7 ⇒ A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn, có điện tích hạt nhân là 7+, có 7eletron

Dựa vào bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố A thuộc chu kì 2 ⇒ có 2 lớp eletron; thuộc nhóm V ⇒ có 5 eletron lớp ngoài cùng và phi kim.

+ Tương tự với 2 nguyên tố còn lại ta được kết quả trong bảng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình phản ứng sau: NaOH + NaHSO3 → ; FeSO4 + Ba(OH)2 → ; Zn + Fe(NO3)3 → ; FeCl2 + Na2S → ; FeS2 + HNO3 → ; Ca3P2 + H2O → ; O2 + C3H6O2 → ; H2O + HCOOC6H5 → ; Cl2 + KI → ; HNO2 + H2NCH2COOH → ; CH4 + Cl2 → ; HNO3 + CH3NH2 → ; FeCl2 + H2O2 + HCl → ; H2SO4 + ZnO → ; CH3COOCH=CH2 → ; KOH + CO2 → ; HCl + MgO → ; NaOH + P2O5 → ; C2H2 + HCl → ; Fe2(SO4)3 + H2O → ; Br2 + H2 → ; Trong các phương trình phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 14

  • Câu C. 18

  • Câu D. 22

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là gì?


Đáp án:

M + Cl2 → MCl2

2M + O2 → 2MO

Ta có M(x+y) = 7,2 (1)

x + 0,5y = 0,25 (2)

(M + 71)x + (M + 16)y = 23 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ x = 0,2 ; y = 0,1 và M = 24 (Mg)

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất đó?


Đáp án:

Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử

M – ne → Mn+

Bởi vì:

Nguyên tử kim loại có số electron hóa trị ít 1,2,3 electron.

Trong cùng một chu kỳ bán kính nguyên tử kim loại lớn, điện tích hạt nhân nhỏ.

Năng lượng ion hóa nguyên tử kim loại nhỏ.

Vì vậy lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hóa trị của kim loại là yếu nên chúng dễ tách ra khỏi nguyên tử. Kim loại thể hiện tính khử.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

  • Câu B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

  • Câu C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.

  • Câu D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…