Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol CaCO3 là nCaCO3 = 3/100 = 0,03 (mol)

CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O (1)

0,03 ⇐ 0,03 (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

0,04 ⇐ 0,02 (mol)

Số mol CaCO3 kết tủa thêm: nCaCO3 (3) = 0,02 mol.

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (3)

0,02 ⇐ 0,02 (mol)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO2= a = 0,03 + 0,04 = 0,07 (mol).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đồng phân cấu tạo của tripeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số công thức cấu tạo của X là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.


Đáp án:

  Những hiện tượng trong cuộc sống hang ngày chứng tỏ trong không khí có:

   - Hơi nước: sương mù vào mùa đông; có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh,…

   - Khí cacbonic: sau khi vôi tôi một thời gian thấy có 1 lớp váng trên bề mặt nước vôi, đó là CaCO3, do trong không khí có CO2 nên đã phản ứng với sản phẩm khi vôi tôi là Ca(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,6 gam Ala-Gly tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,6 gam Ala-Gly tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là


Đáp án:

Ala-Gly + 2NaOH → AlaNa + GlyNa + H2O

14,6

→ m = 14,6/146 x (75+89+44) = 20,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y


Đáp án:

17,22g kết tủa là AgCl; nAgCl = 0,12 mol

⇒ nCl- = 0,12 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nCl- = n NO3- = 0,12 mol( bằng số mol điện tích của cation)

mcation kim loại = mmuối clorua – mCl- = 5,94 – 0,12.35,5 = 1,68g

mmuối nitrat (Y) = mkim loại + mNO3- = 1,68 + 0,12.62 = 9,12g

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các dấu [ ] ở mỗi câu sau: a) Giấm ăn làm đỏ quỳ tím. [ ] b) Nước ép từ quả chanh không hoà tan được CaCO3. [ ] c) Dùng axit axetic tẩy sạch được cặn bám ở trong phích nước nóng. [ ] d) Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hoà. [ ]
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các dấu [ ] ở mỗi câu sau:

a) Giấm ăn làm đỏ quỳ tím. [ ]

b) Nước ép từ quả chanh không hoà tan được CaCO3. [ ]

c) Dùng axit axetic tẩy sạch được cặn bám ở trong phích nước nóng. [ ]

d) Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hoà. [ ]


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) S

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…