Câu A. Al2O3.
Câu B. CaO.
Câu C. MgO.
Câu D. CuO. Đáp án đúng
H2 khử được oxit CuO.
Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.
Chất khử là chất nhường electron.
Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
Thí dụ:
- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g.
a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.
b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A.
c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?
a.
nH2O = 0,72/18 = 0,04 mol; nCO2 = 1,32/44 = 0,03 mol
⇒ nH2O > nCO2
⇒ A là ancol no và theo đầu bài là đơn chức
Gọi công thức phân tử của A là CnH2n+2O (n ≥ 1)
b.
CTCT có thể có của A là:
CH3-CH2-CH2-OH, CH3-CH(OH)-CH3
c.
Khi cho A tác dụng với CuO, đun nóng được một anđehit ⇒ A là Ancol bậc 1
⇒ CTCT của A là: CH3-CH2-CH2-OH (propan-1-ol)
Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Các dãy chuyển hóa có thể có:
Dãy biến hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
AlCl3 + 3NaOH đủ --> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 --t0--> Al2O3 + H2O
Dãy biến hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
PTHH: AlCl3 + 3NaOH đủ --> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 --t0--> Al2O3 + H2O
Al2O3 --đpnc--> Al + O2
Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
S + O2 --t0--> SO2 (1)
CaCO3 --t0--> CaO + CO2 (2)
2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3)
NH3 + HCl → NH4Cl (4)
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Những phản ứng oxi hóa – khử là:
S + O2 --t0--> SO2 (1)
2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3)
Câu A. 5
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.