Sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ sau : X (C4H9O2N) ---NaOH,t0---> X1 ---HCl(d­ư)---> X2 ---CH3OH,HCl (khan)---> X3 ---KOH---> H2N-CH2COOK Vậy X2 là :

Đáp án:
  • Câu A. ClH3N-CH2COOH Đáp án đúng

  • Câu B. H2N-CH2-COOH

  • Câu C. H2N-CH2-COONa

  • Câu D. H2N-CH2COOC2H5

Giải thích:

Chọn A. NH2CH2COOC2H5 (X) + NaOH → H2N-CH2-COONa (X1) + C2H5OH H2N-CH2-COONa (X1) + 2HCl → ClH3N-CH2-COOH (X2) + NaCl ClH3N-CH2-COOH (X2) + CH3OH → ClH3N-CH2-COOCH3 (X3) + H2O ClH3N-CH2-COOCH3 (X3) + 2KOH → H2N-CH2-COOK + KCl + CH3OH + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:


Đáp án:

Giải

Quy đổi3,76 gam hỗn hợp thành Fe và S

Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S

Ta có:  56x + 32y = 3,76 (1)

Mặt khác: 

BT electron: 3x + 6y = 0,48 (2)

Từ (1), (2) =>  x = 0,03; y = 0,065

Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).

Fe, S + HNO3 ---->  X + Ba(OH)2 ----> Fe(OH)3; BaSO4

Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol).

BT e: nFe2O3 = 0,03 : 2 = 0,015 mol

nS = nBaSO4 = 0,065 mol    

  mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

Đáp án:
  • Câu A. Cho kim loại Fe vào dng dịch Fe2(SO4)3

  • Câu B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

  • Câu C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl

  • Câu D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3

Xem đáp án và giải thích
Điều chế NaCl
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25°C thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)

Đáp án:
  • Câu A. 5,350°C

  • Câu B. 44,650°C

  • Câu C. 34,825°C

  • Câu D. 15,175°C

Xem đáp án và giải thích
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:


Đáp án:
  • Câu A. (1), (3), (4).

  • Câu B. (1), (2), (3).

  • Câu C. (1), (4), (5).

  • Câu D. (1), (3), (5).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…