Các obitan trong cùng một phân lớp electron thì như thế nào?
Các obitan trong cùng một phân lớp electron có cùng mức năng lượng.
Khi đun nóng nước lỏng quan sát kĩ ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít.
Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra.
Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra.
Bạn nào đúng?
Bạn thứ 2 đúng. Khi đun nóng các phân tử chuyển động nhanh hơn về nhiều phía do đó khoảng cách giữa các phân tử giãn ra nên thể tích tăng lên 1 chút.
Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:
Câu A. Amoniac < etylamin < phenylamin.
Câu B. Etylamin < amoniac < pheylamin.
Câu C. Phenylamin < amoniac < etylamin.
Câu D. Phenylamin < etyamin < amoniac.
Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết rằng hiệu hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và cồn 96o có khối lượng riêng D = 0,807 g/ml
Ta có: m(C6H10O5)n = (10.80)/100 = 8(kg) = 8000(gam)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (1)
162n g 180n g
⇒ m(C6H10O5)n = 8000. (180n/162n) (gam)
C6H12O6 -lên men, (30-32oC), enzim→ 2C2H5OH + 2CO2 (2)
8000. (180n/162n)
mC2H5OH = 8000. 180. [92/(180.162)] = 4543,2(g)
Vì hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên:
mC2H5OH thực tế = 4543,2. (80/100) = 3634,56(gam)
VC2H5OH nguyên chất = 3634,56/0,807 = 4503,5 (ml)
Vdd C2H5OH 96o = 4503,80. (100/96) = 4691,5 (ml) = 4,7(lít)
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
nFe = nS = 0,1 mol dư
Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư
Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.
Xét cả quá trình:
Fe → Fe2+ +2e
O2 +4e → O2-
S → S+ 4 + 4e
Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS
=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít
Khí clo hóa hoàn toàn ankan X thu được chất hữu cơ Y có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử của X là 138. Ankan X là gì?
CnHm + mCl2 → CnClm + mHCl
→ 35,5m – m = 138 → m = 4 → CTPT: CH4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.