Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?
Những biện pháp để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường:
a) Tăng nồng độ chất phản ứng.
b) Tăng nhiệt độ của phản ứng.
c) Giảm kích thước hạt (với phản ứng có chất rắn tham gia), tốc độ phản ứng tăng.
d) Cho thêm chất xúc tác với phản ứng cần chất xúc tác. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Phân biệt các khái niệm:
a) Peptit và protein.
b) Protein đơn giản và protein phức tạp.
c) Protein phức tạp và axit nucleic.
a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...
Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...
c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...
Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).
Cho 25 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp ban đầu là ( biết hiệu suất phản ứng là 100%) bao nhiêu %?
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
nSi = 1/2. nH2 = 0,25 mol
%mSi = [0,25.28]/25 . [0,25.28]/25 . 100% = 28%
Làm cách nào để quả mau chín ?
Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.
Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mao chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.
Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín.
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.
a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?
b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩn là khí cacbon đioxit.
a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thay đổi không khí, thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Phương trình chữ của phản ứng:
Than + oxi to→ Cacbon đioxit.
Câu A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion.
Câu B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.
Câu C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY.
Câu D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.