Câu A. tinh bột. Đáp án đúng
Câu B. xenlulozơ.
Câu C. saccarozơ.
Câu D. glicogen.
Chọn A. - Phương trình hóa học đơn giản biểu diễn quá trình quang hợp của cây xanh: 6nCO2 + 5nH2O ----AS,clorophin---> (C6H10O5)n (X) + 6nO2. - Khi cho tinh bột tạo với dung dịch iot tạo hợp chất có màu xanh tím.
Amino axit X có CT dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 1,5 g X tác dụng với HCl dư thu được 2,23 g muối. Xác định tên gọi của X?
Phản ứng: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
⇒ Bảo toàn khối lượng: mmuối – mX = mHCl = 2,23 – 1,5 = 0,73 g
⇒ nX = nHCl = 0,02 mol
⇒ MX = R + 61 = 75 ⇒ R = 14 (CH2)
⇒ X là H2N-CH2-COOH (Glyxin)
Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt. Có bao nhiêu chất điện li?
Các chất điện li: phèn K – Al (là muối của K và Al); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2, Phèn amoni – sắt ( muối của sắt và amoni)
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Dùng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ).
c) Dùng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu).
Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%.
Theo đề bài ⇒ Thủy phân 10 g lipid cần nNaOH = nKOH = 1,68/56 = 0,03 mol
⇒ Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol
⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 . nNaOH = 1000 mol
BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 - 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn
⇒ m xà phòng 72% = 1,028/0,72 = 1,428 tấn
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được. Tính khối lượng Ag.
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.