Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:
Câu A.
0,04
Câu B.
0,075
Câu C.
0,12
Câu D.
0,06
Đáp án đúngFeS2 + HNO3 à Fe2(SO4)3
Cu2S + HNO3 à CuSO4
ADĐLBTNT: ta có
nFe3+ = nFeS2 = 0,12 mol
nCu2+ = 2nCu2S = 2a mol
nSO42- = 2nFeS2 + nCu2S = 0,12.2 + a = (a + 0,24) mol
ADĐLBTĐT ta có
3nFe3+ + 2nCu2+ = 2nSO42-
Vậy đáp án D đúng
Thủy phân 34,2 gam mantozo trong môi trường axit (hiệu suất 80%) sau đó trung hòa axit dư thì thu được dung dịch X. Lấy X đem tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được bao nhiêu gam bạc:
Câu A. 21,16 gam
Câu B. 17,28 gam
Câu C. 38,88 gam
Câu D. 34,56 gam
Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá theo phương trình:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng
Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.
a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.
b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.
a. Khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch HgSO4 có các phản ứng
HgSO4 + Zn → ZnSO4 + Hg
HgSO4 + Sn → SnSO4 + Hg
HgSO4 + Pb → PbSO4 + Hg
Như vậy các tạp chất Zn, Sn, Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.
b, Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3. Sẽ có các phản ứng xảy ra:
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓
Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag↓
Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag↓
Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết
Nung 4,84g hỗn hợp NaHCO3 và KHCO3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,56 lít CO2 (đktc). Xác định khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp trước và sau khi nung.
Đặt số mol NaHCO3 và KHCO3 là x, y
⇒ 84x + 100y = 4,84 (1)
2KHCO3 --t0--> K2CO3 + CO2 + H2O
2NaHCO3 --t0--> Na2CO3 + CO2 + H2O
Theo PT: nCO2 = [x + y]/2 = 0,56/22,4 = 0,025 mol
⇒ x + y = 0,05 (2)
Từ (1), (2) ⇒ x = 0,01; y = 0,04
Vậy khối lượng NaHCO3 là 0,01.84 = 0,84 gam
KHCO3 là 0,04.100 = 4,00 gam
Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
nAl= x; nFe = y
⇒ 27x + 56y = mX =13,8 (1)
nH2 = 1,5x + y = 0,45 (2)
⇒Từ (1), (2) => x = 0,2; y = 0,15
⇒ % m Al = 39,13%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.