Phản ứng thu được CuSO4 ít nhất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi lấy cùng số mol H2SO4 tác dụng hoàn toàn với mỗi chất sau đây thì trường hợp thu được lượng CuSO4 ít nhất là

Đáp án:
  • Câu A. H2SO4 đặc + Cu → Đáp án đúng

  • Câu B. H2SO4 + CuCO3 →

  • Câu C. H2SO4 + CuO →

  • Câu D. H2SO4 + Cu(OH)2 →

Giải thích:

Ta dùng BTNT lưu huỳnh. Sau các phản ứng thì S sẽ đi vào muối hoặc khí (SO2) A. H2SO4 đặc + Cu → Có SO2 bay ra nên CuSO4 ít nhất. B. H2SO4 + CuCO3 → Không có SO2 bay ra C. H2SO4 + CuO → Không có SO2 bay ra D. H2SO4 + Cu(OH)2 → Không SO2 bay ra => A.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Cho phương trình: 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% . Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phương trình: 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% . Tìm V?


Đáp án:

nKMnO4 =  0,2 mol

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

0,2          →                                         0,1 (mol)

Vì H% = 80% ⇒ nO2 thực tế = 0,1.80% =  0,08 mol

⇒ VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít)

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Nhận định
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.

  • Câu B. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

  • Câu C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

  • Câu D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:


Đáp án:
  • Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe

  • Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e

  • Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e

  • Câu D. 2H+ + 2e ----> H2

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của dẫn xuất halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là:


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được



Đáp án:

Chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 tác dụng với kiềm :

(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3 (1)

Phản ứng trung hoà axit:

RCOOH + KOH → RCOOK + H2O          (2)

KOH= 14100 g→ n KOH=251,786 mol

Số g KOH để trung hoà axit béo là 700 g ứng với số mol KOH là 12,5 mol.

Theo(2) :nRCOOH = nKOH= 12,5 mol

nH2O= nRCOOH= 12,5 mol

→m H2O = 12,5.18 = 225 (g)

Số mol KOH tham gia phản ứng (1) là : 251,786 - 12,5 = 239,286 (mol)

Số mol glixerol sinh ra =13. n KOH= 79,762 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :

mmuối=m chất béo + mKOH - mnước - mglixerol

= 100000 + 14100 - 225 - 79,762.92 = 106536,896 (g) =106,54 kg.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…