Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:
Câu A. Một chất khí và hai chất kết tủa.
Câu B. Một chất khí và không chất kết tủa.
Câu C. Một chất khí và một chất kết tủa. Đáp án đúng
Câu D. Hỗn hợp hai chất khí.
Thứ tự phản ứng xảy ra như sau: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (1) ; Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Al(OH)3 kết tủa trắng keo + BaSO4 kết tủa trắng (2) ; 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (3) ; Vậy sản phẩm thu được có một chất khí (H2) và một chất kết tủa (BaSO4).
Câu A. 1
Câu B. 4
Câu C. 3
Câu D. 2
a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?
b) Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.
c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào?
a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2, ...(do có tính khử).
H2SO4đ + H2 → SO2 + 2H2O
H2SO4đ + 3H2S → 4S + 4H2O
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than:
C6H12O6 → 6C + 6H2O
C12H22O11 → 12C + 11H2O
c) Sự làm khô: chất được làm khô không thay đổi.
Sự hóa than: chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác trong đó có cacbon.
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Quy luật biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A như thế nào?
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Trong cùng một nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.
Đốt cháy hết 1,08 g một kim loại hoá trị III trọng khí Cl2 thu được 5,34 g muối clorua của kim loại đó. Xác định kim loại.
2M + 3C12 → 2MCl3 (1)
Số mol Cl2 đã phản ứng là : = (
Theo (1) số mol kim loại phản ứng là : (0,06.2) : 3 = 0,04 mol
Khối lượng mol của kim loại là :
Kim loại là Al.
Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hoá trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit.
mmuoi = 75,6(g) → mNa2O = 75,6 - 38,4 = 37,2(g)
nNa2O = 37,2/62 = 0,6 (mol)
nXO2 = nNa2O = 0,6 mol
→ MXO2 = 38,4/0,6 = 64(gam/mol)
→ X = 32
=> Công thức oxit là SO2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.