Phân tử khối trung bình của poli (hexametylen adipamit) để chế tạo tơ nilon 6,6 là 30000, của cao su tự nhiên là 105000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) trung bình trong phân tử của mỗi loại polime trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối trung bình của poli (hexametylen adipamit) để chế tạo tơ nilon 6,6 là 30000, của cao su tự nhiên là 105000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) trung bình trong phân tử của mỗi loại polime trên.


Đáp án:

Tơ nilon -6,6

(-HN-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

Có M = 30000 = 226n → n ≈ 133

Cao su tự nhiên (-C5H8-) có M = 105000 = 68n → n = 1544

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi: a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B. b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A. c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần. d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần. e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:

a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.

b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.

c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.

d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.

e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí


Đáp án:

Ta có: v = k.[A].[B]

a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.

d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.

e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần

Xem đáp án và giải thích
Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?


Đáp án:

Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. 


Đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

* Về monome:

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Xem đáp án và giải thích
Khi nung đá vôi chứa 90% khối lượng CaCO3 thu được 11,2 tấn CaO và 8,8 tấn CO2. a) Viết công thức khối lượng phản ứng. b) Tính khối lượng đá vôi đem nung.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung đá vôi chứa 90% khối lượng CaCO3 thu được 11,2 tấn CaO và 8,8 tấn CO2.

a) Viết công thức khối lượng phản ứng.

b) Tính khối lượng đá vôi đem nung.




Đáp án:

a)   Phương trình hoá học: CaCO3  CaO + CO2

       

b)   Theo phương trình trên ta có : 

Khi lượng đá vôi đem nung là: ( (tấn).




Xem đáp án và giải thích
Có thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăckinh được không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăckinh được không ? Tại sao ?



Đáp án:

Không thể coi rifominh là một trường hợp riêng của quá trình crăcking được vì : crăcking là quá trình bẻ gãy mạch cacbon thành các phân tử có mạch cacbon ngắn hơn. Còn rifominh chỉ làm thay đổi mạch cacbon từ không nhánh thành mạch nhánh hoặc mạch vòng.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…