Phân tích một hợp chất X người ta thu được số liệu sau: 76,31%C; 10,18%H; 13,52%N. Công thức đơn giản nhất của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích một hợp chất X người ta thu được số liệu sau: 76,31%C; 10,18%H; 13,52%N. Công thức đơn giản nhất của X là gì?


Đáp án:

Ta có: x : y : z = 76,31/12 : 10,18/1 : 13,52/14 = 13:21:2

=> CT đơn giản nhất là: C13H21O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng hỗn hợp sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và AlCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là.

Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3.

  • Câu B. Fe2O3 và Al2O3.

  • Câu C. Al2O3.

  • Câu D. FeO.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là gì?


Đáp án:

M + Cl2 to → MCl2

nM= nMCl2 ⇒ 7,2/M = 28,5/(M + 71) ⇒ M = 24 (Mg)

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe 2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb Hãy cho biết: a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe

2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb

Hãy cho biết:

a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa

b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa


Đáp án:

1, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb Pb: Cực dương, catot

2, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot

3, Phản ứng trong pin điện hóa: Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag

Pb → Pb2+ + 2e Pb: Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot

 
 

Xem đáp án và giải thích
Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?


Đáp án:

 Những quả bóng có thể được bơm bằng khí hidro. Vì: dH2/kk = 2/29 = 1/15

 Nên khí hidro nhẹ hơn xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc), tìm V?


Đáp án:

mAl trước pư = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam

nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

2Al    + Cr2O      -->   Al2O3  + 2Cr

0,2          0,1                     0,1          0,2

Hỗn hợp X ; 0,1 mol Al dư, 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Cr

Al   + 3HCl      -->  AlCl3   +  3/2H2

0,1                                             0,15

Cr       + 2HCl     --> CrCl2      + H2

0,2                                                 0,2

V = (0,15 + 0,2 ) .22,4 = 7,84 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…