a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử? b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ phân tử glucozo và phân tử fructozo. Vì sao saccarozo không có tính khử?

b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozo (có ghi số thứ tự của C) và nói rõ cách hình thành nó từ 2 phân tử glucozo. Vì sao mantozo có tính khử?


Đáp án:

a.

Phân tử saccarozo gồm một α-glucozo liên kết với một gốc β-fructozo ở C1 của gốc thức nhất và C2 của gốc thức hai qua nguyên tử oxi. Saccarozo không có tính khử vì không có dạng mạch hở, hay không có nhóm chức –CH=O

b.  

Phân tử mantozo gồm hai gốc α-glucozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, một gốc ở C1 và một gốc ở C4. Gốc glucozo thức hai có nhóm OH tự do, nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O, tương tự glucozo. Mantozo có tính khử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cân bằng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng hóa học sau ở trạng thái cân bằng H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI(k) ΔH < 0 Sự biến đổi nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng hóa học?

Đáp án:
  • Câu A. Thay đổi áp suất chung.

  • Câu B. Thay đổi nhiệt độ.

  • Câu C. Thay đổi nồng độ khí HI.

  • Câu D. Thay đổi nồng độ khí H2.

Xem đáp án và giải thích
Số phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (1), (3), (5)

  • Câu C. (1), (4), (5)

  • Câu D. (1), (3), (4)

Xem đáp án và giải thích
Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

Sau thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 thường thu được khí NO hoặc NO2, muối Cu(NO3)2 và HNO3 còn dư. Để xử lý chúng: trước khi làm thí nghiệm cân chuẩn bị dung dịch kiềm hoặc nước vôi và bông tâm dung dịch kiềm (nút ống nghiệm bằng bông này để hấp thụ khí sinh ra hoặc cho khí sinh ra vào dung dịch kiềm)

2NO + O2 → 2NO2

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

Phần dung dịch trong ống nghiệm cần xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm

Cu(NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Cu(OH)2 ↓

HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
 Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng?


Đáp án:

4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O ⇒ nHNO3 = 4nNO = 1,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu 1. Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A.H2S    B. CO2    C.  NO2     D. SO2

Câu 2. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch.

 A.Pb(NO3)2.         B. NaHS.       C. NaOH.          D. AgNO3


Đáp án:
  • Câu A.

    C,B

  • Câu B.

    B,D

  • Câu C.

    A,D

  • Câu D.

    A,B

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…