Oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ hợp chất Fe(II) có tính khử?

Đáp án:
  • Câu A. Fe(OH)2 −tº→ FeO + H2O

  • Câu B. FeO + CO −tº→ Fe + CO2

  • Câu C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

  • Câu D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 Đáp án đúng

Giải thích:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 => Đáp án D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh chất béo và este về: thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh chất béo và este về: thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là


Đáp án:

Y là NH4OOC-COONH4; Z là Gly- Gly

NH4OOC-COONH4 + 2 NaOH → NaOOC-COONa + 2NH3↑ + 2H2O

nNH3 = 0,2 mol ⇒ nNH4OOC-COONH4 = 0,1 mol

 NH4OOC-COONH4    + 2HCl -->  HOOC-COOH + 2NH4Cl

           0,1                                                 0,1

Gly-Gly  + H2O  +  2HCl  --> 2ClH3NCH2COOH

0,1              0,1          0,2                  0,2

m = 0,1. 90 + 0,2. (75 + 36,5) = 31,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là bao nhiêu?


Đáp án:

2AgNO3 (x) -toC→ 2Ag (x) + 2NO2 (x mol) + O2

dd Z: HNO3 x mol

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Ag dư = x – 3/4x = 1/4x

⇒ %mkhông tan = 25%

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.


Đáp án:

Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.

    Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên hợp chất của nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:


Đáp án:
  • Câu A. NH4HCO3

  • Câu B. (NH4)2CO3

  • Câu C. (NH4)2SO3

  • Câu D. NH4HSO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…