Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

Đáp án:
  • Câu A. chu kì 3, nhóm IIIB.

  • Câu B. chu kì 3, nhóm IA.

  • Câu C. chu kì 4, nhóm IB.

  • Câu D. chu kì 3, nhóm IIIA. Đáp án đúng

Giải thích:

X có 3 lớp e => X thuộc chu ki 3. X có tổng e lớp ngoài cùng là 3 và e cuối điền vào phân lớp p => X ở nhóm IIIA =>D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.


Đáp án:

- Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí 1,26 lần, rất độc.

- Hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit.

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,5 g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,5 g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

Giải

Ta có n hỗn hợp khí = 0,1 mol

Đặt SO2: x mol; H2S: y mol

→ x + y = 0,1 và 64x + 34y = 2.24,5.0,1

→ x = y = 0,05 mol

Ta có : ne = 8nH2S + 2nSO2 = 8.0,05 + 2.0,05 = 0,5

→ Nso42- = 0,5ne = 0,25 mol

→ 0,5R/n = 4,5 → R = 9n = 9.3 = 27 => R : Al

→ m muối = mKL + mSO42- = 4,5 + 96.0,25 = 28,5g

Xem đáp án và giải thích
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2. a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit. b) Gọi tên các oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.

b) Gọi tên các oxit đó.


Đáp án:

a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.

b) Gọi tên các oxit :

BaO: Bari oxit

ZnO: Kẽm oxit

SO3 : Lưu huỳnh trioxit

CO2: Cacbon đioxit

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:

- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

A, B và C lần lượt là.


Đáp án:
  • Câu A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.

  • Câu B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2

  • Câu C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.

  • Câu D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2 . Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2 . Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…