Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?


Đáp án:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần của không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

Có hai nguyên nhân chủ yếu là:

Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu là khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, ô nhiễm không khí do sinh hoạt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hóa hơi 5 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam este E bằng dung dịch NaOH vừa đủ được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. Xác định X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa hơi 5 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam este E bằng dung dịch NaOH vừa đủ được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. Xác định X?


Đáp án:

neste = nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol → Meste = 5/0,05 = 100

Số mol este E xà phòng hóa là: 1/100 = 0,01 mol

Gọi công thức chung của este E là RCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon)

Ta có: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

→ nRCOONa = neste = 0,01 mol → MRCOONa = 0,94/0,01 = 94

→ MR = 27 → R là C2H3 (CH2=CH– )

→ E: CH2=CHCOOR’ → 71 + MR’ = 100 → MR’ = 100 – 71 = 29 → R’ là C2H5

→ Vậy ancol X là C2H5OH

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: a) CaO, CaCO3 b) CaO, MgO Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a) CaO, CaCO3

b) CaO, MgO

Viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a) CaO và CaCO3.

Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

b) CaO và MgO.

Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.

Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng tinh bột dùng trong quá trình lên men
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 324,0.

  • Câu B. 405,0.

  • Câu C. 364,5.

  • Câu D. 328,1.

Xem đáp án và giải thích
Xenlulozơ trinitrat  được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 14,85 kg xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa a kilogam axit nitric ( hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xenlulozơ trinitrat  được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 14,85 kg xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa a kilogam axit nitric ( hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của a là



Đáp án:

nxenlulozo trinitrat = 14,85/297 = 0,05 kmol

PTHH: C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O

PT:                                  0,15 kmol ←   0,05 kmol

mHNO3 = 0,15.63 = 9,45 kg

Do phản ứng có hiệu suất nên lượng HNO3 cần dùng lớn hơn lượng tính toán:

=> mHNO3 cần dùng =  9,45.(100/90) = 10,5kg

Xem đáp án và giải thích
Có mấy loại oxit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có mấy loại oxit?


Đáp án:

Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.

1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;

+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.

2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.

+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.

Chú ý:

- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.

Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…