Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*. a) Tính khối lượng bằng gam của: - 6,02.1023 nguyên tử K, - 6,02.1023 nguyên tử Cl2, - 6,02.1023 phân tử KCl b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39g kim loại kali. c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.

   a) Tính khối lượng bằng gam của:

   - 6,02.1023 nguyên tử K,

   - 6,02.1023 nguyên tử Cl2,

   - 6,02.1023 phân tử KCl

   b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39g kim loại kali.

   c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.


Đáp án:

 a) Khối lượng tính bằng gam của:

   - 6,02.1023 nguyên tử K: 6,02.1023 x 39.1,66.10-24 ≈ 39(g)

   - 6,02.1023 nguyên tử Cl2: 6,02.1023 x 71.1,66.10-24 ≈ 71(g)

   - 6,02.1023 phân tử KCl: 6,02.1023 x 74,5.1,66.10-24 ≈ 74,5(g)

   b) Ta có 39g kim loại K là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K.

   ⇒ Theo bài 17.12 ⇒ Số lượng nguyên tử K này đủ tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2.

  Khối lượng của số phân tử Cl2 cần dùng: 3,01.1023.71.1,66.10-24 ≈ 35,5(g)

   c) Cách 1: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng:

   mKCl = mK + mCl2 = 39 + 35,5 = 74,5g

   Cách 2: Tính theo phương trình hóa học: 2K  + Cl2  --t0--> 2KCl

Cứ 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2 tạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng của KCl trong 6,02.1023 sẽ bằng 74,5g. (theo câu a)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dẫn 8,94 lit hỗn hợp khí X gồm propan, propilen và propin qua dung dịch nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng brom tăng lên m gam và còn 2,8 lit một khí thoát ra. Nếu dẫn toàn bộ khí X ở trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thì tạo ra 22,05 gam kết tủa. Tính m và phần trăm thể tích của mỗi khí trong X (biết các khí đo ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 8,94 lit hỗn hợp khí X gồm propan, propilen và propin qua dung dịch nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng brom tăng lên m gam và còn 2,8 lit một khí thoát ra. Nếu dẫn toàn bộ khí X ở trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thì tạo ra 22,05 gam kết tủa. Tính m và phần trăm thể tích của mỗi khí trong X (biết các khí đo ở đktc).


Đáp án:

Vpropan = 2,8 l => npropan = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)

kết tủa = npropin = 22,05/147 = 0,15 (mol)

nX = 8,94/22,4 = 0,4 (mol)

=> npropile = 0,4 - 0,125 - 0,15 = 0,125 (mol)

nBr2 pư = npropilen + 2npropin = 0,425 (mol)

=> m = 0,425.160 = 68 gam

%Vpropan = 0,125/0,4.100 = 31,25%

%V propilen = 0,125/0,4.100 = 31,25%

% Vpropin = 0,15/0,4.100 = 37,5%

Xem đáp án và giải thích
Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là


Đáp án:

22,4 lít X ↔ 1 mol X có 0,6 mol O2 và 0,4 mol O3 quy ra 2,4 mol O để đốt.

Hỗn hợp Y: metylamin = CH2 + NH3; amoniac = NH3 và hai anken (CH2)n

→ Quy đổi Y: CH2 và NH3

Đốt 14,2 gam Y gồm {x mol CH2y mol NH3} + 2,4 mol O → CO2 + H2O + N2

Có hệ: mY = 14x + 17y = 14,2 gam; lượng O cần đốt: 3x + 1,5y = 2,4

suy ra x = 0,65 mol và y = 0,3 mol → nCO2 = 0,65 mol

Theo đó, yêu cầu giá trị m↓ BaCO3 = 0,65 × 197 = 128,05 gam

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2)và CaSiO3(CaO.SiO2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2)và CaSiO3(CaO.SiO2)


Đáp án:

Na2SiO3 + 2HF → 2NaF + H2SiO3

CaSiO3 + 2HF → CaF2 + H2SiO3

H2SiO3 → SiO2 + H2O

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Có hỗn hợp các bột kim loại Ag, Cu. Bằng những phương pháp hóa học nào ta có thể thu được Ag từ hỗn hợp? Giải thích và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp các bột kim loại Ag, Cu. Bằng những phương pháp hóa học nào ta có thể thu được Ag từ hỗn hợp? Giải thích và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

Ngâm hỗn hợp bột Ag - Cu vào dung dịch AgNO3 dư, lọc lấy chất rắn là Ag.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Xem đáp án và giải thích
Số thí nghiệm tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (d) Đốt nóng FeCO3 trong không khí. (e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…