Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tính tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử
Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.
Nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e.
Theo bài ra ta có: (p + e) + n = 73 & n - e = 4 & p = e
=> 2p + n = 73 & -p + n = 4
Giải hệ phương trình được p = 23 và n = 27.
Số hạt mang điện trong nguyên tử là: p + e = 2p = 46 (hạt).
Câu A. 8
Câu B. 7
Câu C. 6
Câu D. 5
Câu A. 5
Câu B. 7
Câu C. 8
Câu D. 6
Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?
- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...
- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối natri, kali
⇒ Những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?
a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
a. Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,
* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:
- Nhóm kim loại tan: Ca, Na
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al
Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Các dung dịch muối.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Còn lại là NaCl.
c. Các oxit CaO, MgO, Al2O3
- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
- Còn lại là MgO.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
- Còn lại là NaOH
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.