a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích. c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.

c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?


Đáp án:

a) Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.

Tinh thể nguyên tử: Kim cương.

Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy.

Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.

Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân 2,61 gam đipeptit X (tạo bởi các α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử) trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,54 gam muối. Đipeptit X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 2,61 gam đipeptit X (tạo bởi các α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử) trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,54 gam muối. Đipeptit X là


Đáp án:

Ta có: nX = x mol; 

--> nNaOH = 2x mol và nH2O = x mol

BTKL => 2,61 + 40.2x = 3,54 + 18x

=> x = 0,015 mol

=> MX = 174

=> X là Gly-Val

Xem đáp án và giải thích
R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 17,55 gam R tác dụng với 25 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 28,9 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 17,55 gam R tác dụng với 25 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 28,9 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là?


Đáp án:

Ta có nHCl = 0,2 mol

Xét các phản ứng:

R + HCl --> RCl + 0,5H2

R  + H2O  --> ROH + 0,5H2

Trong 28,9 gam chất rắn bao gồm ROH và RCl ⇒ 28,9 = mR+ + mCl- + mOH-

nCl- = nHCl = 0,2 mol; mR = 17,55 gam

nOH- = 0,25 mol

nR = 0,45 mol và MR = 39 ⇒ R là kim loại K

Xem đáp án và giải thích
Kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong số các kim loại sau đây: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là

Đáp án:
  • Câu A. Ag

  • Câu B. Cu

  • Câu C. Au

  • Câu D. Al

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thể tích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch NaOH loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,24 lít

  • Câu B. 3,36 lít.

  • Câu C. 4,48 lít.

  • Câu D. 6,72 lít.

Xem đáp án và giải thích
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…