Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?
Nguyên tử của nguyên tố F có giá trị độ âm điện lớn nhất vì F có tính phi kim mạnh nhất. Người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3,98 để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tố khác.
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM = 0,8M
Câu A. 4.
Câu B. 1.
Câu C. 2.
Câu D. 3.
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?
a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
a. Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,
* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:
- Nhóm kim loại tan: Ca, Na
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al
Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Các dung dịch muối.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Còn lại là NaCl.
c. Các oxit CaO, MgO, Al2O3
- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
- Còn lại là MgO.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
- Còn lại là NaOH
Câu A. 7
Câu B. 9
Câu C. 10
Câu D. 8
Trình bày cách đơn giản để thu được naphtalen tinh khiết từ hỗn hợp naphtalen có lẫn tạp chất không tan trong nước và không bay hơi.
Úp miệng phễu có gắn giấy đục lỗ trên hỗn hợp naphtalen và tạp chất, đun nóng (lắp dụng cụ như hình 7.3/Sách giáo khoa Hóa 11 cơ bản trang 157), naphtalen thăng hoa tạo các tinh thể hình kim bám trên mặt giấy, ta thu được naphtalen tinh khiết.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.