Có bốn lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch K2SO3, K2SO4, (NH4)2SO3, (NH4)2SO4. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch này.
- Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử cho mỗi thí nghiệm.
- Lần lượt nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử. Hai mẫu thử có khí bay ra K2SO3, (NH4)2SO4 (nhóm 1) theo phản ứng:
K2SO4 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2↑
(NH4)2SO3 + 2HCl → 2NH4Cl + SO2↑ +H2O
Hai mẫu thử còn lại không hiện tượng gì (nhóm 2).
- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH lần lượt vào hai nhóm mẫu thử, mẫu thử có khí bay ra (NH4)2SO3 (đối với nhóm 1) và (NH4)2SO4 (đối với nhóm 2) theo phản ứng:
(NH4)2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2NH3↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
Từ đó suy ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm, khối lượng nguyên tử là 65u.
a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.
Cho biết Vhình cầu = 4/3 π.r3.
a) rZn = 1,35. 10-1 nm = 0,135.10-7 cm (1nm = 10-9m)
1u = 1,6605.10-24 g.
mZn = 65.1,6605.10-24 g = 107,9.10-24g.
Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:
a) hai đơn chất.
b) hai hợp chất.
c) một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng tạo muối.
a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl
b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3
c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2 , 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2 . Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m
Theo đề bài nX =0,04 mol; nY =0,08 mol; nZ =0,2 mol.
Quy đổi E thành: C2H3ON: a mol
CH2 : b mol
H2O: 0,12 mol
NH: c mol
(CH2 =CHCOO)3C3H5 : 0,2 mol
Bào toàn N: a + c = 0,48 (I)
Bảo toàn C: 2a + b + 2,4 = 3,92 =>2a + b = 1,52 (II)
Bảo toàn H: 3a + 2b + 0,24 + c + 2,8 = 5,84 => 3a + 2b + c = 2,8 (III)
Giải hệ pt => a=0,36mol; b=0,8mol; c=0,12mol.
=> m E =86,48 gam => Khối lượng muối = 104,32 gam
Tỉ lệ => Khối lượng muối ứng với 21,62 gam E là 26,08 gam.
Câu A. Kim loại Cu
Câu B. Dung dịch BaCl2
Câu C. Dung dịch NaNO3
Câu D. Dung dịch NaOH
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc.
nCH4 = 0,5 mol
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Theo pt: nO2 = 2. nCH4 = 2. 0,5 = 1 mol.
nCO2 = nCH4 = 0,5 mol.
VO2 = 1 x 22,4 = 22,4 lít.
VCO2 = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.