Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p. (2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n. (3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p. (4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e. (5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. (6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron. (7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử. (8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 Đáp án đúng

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Giải thích:

(1). Đúng. Vì mỗi nguyên tử của một nguyên tố chỉ có số proton nhất định. (2). Sai. Notron không đại điện cho nguyên tố hóa học nhất định nên các nguyên tố khác nhau có thể có cùng một số hạt notron. (3). Đúng. Vì nguyên tử trung hòa về điện. (4). Đúng. Cấu hình electron của oxi là 1s22s22p4. (5). Đúng theo SGK lớp 10. (6). Sai. Số proton trong nguyên tử bằng số electron. (7) và (8). Đúng. Theo SGK lớp 10.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.


Đáp án:

RCHO + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ RCOOH + 2Ag

Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)

Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M

Xem đáp án và giải thích
Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm trùng hợp của isoprenCH2=C(CH3)-CH=CH2 là gì?

Đáp án:
  • Câu A. Poli Isopren

  • Câu B. Poli vinyl clorua

  • Câu C. Poli buta- 1,3- đien

  • Câu D. Polietilen và poli(vinyl clorua)

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể tổng hợp được amoniac (NH3) từ khí nitơ và khí hiđro. a) Viết phương trình hóa học. b) Số oxi hóa của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong phản ứng hóa học đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể tổng hợp được amoniac (NH3) từ khí nitơ và khí hiđro.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Số oxi hóa của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong phản ứng hóa học đó?


Đáp án:

a) Phản ứng xảy ra: N2 + 3H2 -> 2NH3

b) Nitơ có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -3. Còn hiđro có số oxi hóa tăng từ 0 lên +1.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?


Đáp án:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m

nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)

Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4

BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O

=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)

=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol

BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol

Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol

Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z

mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)

mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)

nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)

=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2

=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%

Xem đáp án và giải thích
Có 6 bình, mỗi bình dung riêng biệt một chất khí sau: O2,CO2,H2S,Cl2,HCl,NH3. Nêu cách nhận biết từng chất khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 6 bình, mỗi bình dung riêng biệt một chất khí sau: . Nêu cách nhận biết từng chất khí.



Đáp án:

Nhận biết các khí  bằng mùi đặc trưng:

+  có mùi trứng thối.

+  mùi xốc.

+  mùi khai.

Nhận biết khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 dư

Nhận biết khí O2 bằng que đóm còn than hồng.

- Còn lại là HCl.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…