Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.
Thành phần của thủy tinh là Na2SiO3 (muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu).
Khi nghiền thủy tinh thành bột, rồi cho vào nước, Na2SiO3 bị phân hủy tạo môi trường kiềm. Na2SiO3+2H2O ⇔ 2NaOH + H2SiO3
Xà phòng hóa hoàn toàn 21,45 gam chất béo cần dùng 3 gam NaOH thu được 0,92 gam glixerol và m gam hỗn hợp muối natri. Tính m?
nC3H5(OH)3 = 0,01mol
→ nNaOH xà phòng hóa = 0,03mol
nNaOH tổng = 0,075mol
→ nNaOH trung hòa axit béo tự do = 0,045 mol
→ nH2O = 0,045 mol
Bảo toàn khối lượng → mxà phòng = 22,72g
Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:
Câu A. 2
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
Đốt cháy hết 2,7g bột nhôm trong không khí thu được 5,1g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng?
3O2 + 4Al --t0--> 2Al2O3
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mAl + mO2 = mAl2O3
mO2 = 5,1-2,7 = 2,4g.
Câu A. Phản ứng trung hoà
Câu B. Phản ứng thế.
Câu C. Phản ứng hoá hợp
Câu D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam H2O. Tìm m?
X có dạng CnH2n+1N
2CnH2n+1N+(6n+1)/2 O2 --->2nCO2+(2n + 1)H2O + N2
nC = nCO2 = 41,8 : 44 = 0,95
nH = 2nH2O = 2.(18,9/18) = 2,1
nN = nX = 2 × (nH2O - nCO2) = 2 × (1,05 - 0,95) = 0,2 mol.
mX = m C+ m H+ mN = 0,95 × 12 + 2,1 × 1 + 0,2 × 14 = 16,3 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.