Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích? b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau: CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2 và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn. c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl2 + ZnCl2

và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).


Đáp án:

a)

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

2                Cr+3     --> Cr+6    +    3e            Cr+3: chất khử

3                2Cl2     + 2e        ---> 2Cl-            Cl2: chất oxi hóa

b)

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2  

2               Cr+3            ---> Cr+2       + e          Cr+3: chất oxi hóa

3              2Zn - 2e      ---> 2Zn2+                      Zn: chất khử

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)

Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.


Đáp án:

a) Trong phòng thí nghiệm

Nguyên tắc: cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

Ví dụ: H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2

b) Trong công nghiệp

- Điện phân nước: 2H2điện phân→ 2H2↑ + O2

- Hoặc dùng than khử oxi của nước trong lò khí than hoặc sản xuất H2 từ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất gì?


Đáp án:

Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất H2O, HCl, HClO, Cl2

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan. a) Hãy xác định công thức phân tử của A. b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan.

a) Hãy xác định công thức phân tử của A.

b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?


Đáp án:

a) Ta có MA = 2,43.28 = 68(g/mol)

Từ thành phần phần trăm khối lượng đã cho ta thấy A là hidrocacbon.

Đặt công thức tổng quát của A là CxHy

Ta có:  x:y = %C/12 : %H/1 = 5:8

Công thức đơn giản của A là (C5H8)n. Với MA = 68 ⇒ n = 1

Công thức phân tử của A là C5H8.

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mA + mBr2 = m(sản phẩm)⇒0,34 + mBr2 = 1,94 ⇒ m(Br2) = 1,6 (gam)

⇒ nBr2 = 0,01 mol

nA = 0,34/68= 0,005 mol

A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 0,005 : 0,01 = 1 : 2 ⇒ A là ankađien hoặc ankin.

Cho A tác dụng với H2 được isopetan ⇒ A là isopren hoặc isoprin

CTCT A: CH2=C(CH3)-CH=CH2 hoặc CH3-CH(CH3)-C≡CH

Các dữ kiện chưa đủ để xác định công thức cấu tạo chính xác của A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl− và d mol NO−3 . 1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d. 2. Nếu a=0,01; c=0,01; d=0,03 thì b bằng bao nhiêu ?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một dung dịch có chứa a mol  , b mol  , c mol  và d mol  .

1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.

2. Nếu a=0,01; c=0,01; d=0,03 thì b bằng bao nhiêu ?





Đáp án:

1. Trong một dung dịch, tổng diện tích của các cation bằng diện tích của các anion, vì vậy : 2a+2b=c+d

2. 




Xem đáp án và giải thích
Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…