Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là

Đáp án:

Ta có: nZn = 0,2 mol; nFe = 0,1 mol

=> nH2 = nZn + nFe = 0,3 mol

=> VH2 = 6,72 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là A. 6.1023 phân tử H2 B. 0,6 g CH4 C. 3.1023 phân tử H2O D. 1,50 g NH4Cl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trường hợp chứa một khối lượng hiđro ít nhất là

   A. 6.1023 phân tử H2     B. 0,6 g CH4

   C. 3.1023 phân tử H2O     D. 1,50 g NH4Cl.


Đáp án:

A. 6.1023 phân tử H2 = 1 mol H2 ⇒ mH = 1.2 = 2g

B. 3.1023 phân tử H2O = 0,5 mol H2O ⇒ nH = 2. nH2O = 2. 0,5 = 1 mol ⇒ mH = 1.1 = 1g

C. 0,6 g CH4 ⇒ nCH4 = 0,6/16 = 0,0375 mol ⇒ nH = 4.nCH4 = 0,0375 . 4 = 0,15 mol ⇒ mH = 1. 0,15 = 0,15 g

D. 1,5g NH4Cl ⇒ nNH4Cl = 1,5/53,5 = 0,028 mol ⇒ nH = 4.nNH4Cl = 4. 0,028 = 0,112 mol ⇒ mH = 1. 0,112 = 0,112 g

Vậy trong NH4Cl khối lượng hidro có ít nhất.

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc: a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2. b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2. c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc:

a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2.

b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2.

c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.


Đáp án:

a) VO2 = nO2.22,4 = 0,05.22,4= 1,12(l)

 VH2 = nH2.22,4= 0,15.22,4= 3,36(l)

   VCO2 = nCO2.22,4=14.22,4 = 313,6(l)

   b) Vhh = 22,4(nO2+ nH2 + nO2) = 22,4(0,75 + 0,25 + 0,5) = 33,6(l)

   c) Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,02 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

   VCO = VCO2 = VH2=VO2 = 0,02 . 22,4 = 0,448(l)

Xem đáp án và giải thích
a) Trong 16(g) khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi? b) Tính tỉ khối của oxi với nito, với không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trong 16(g) khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi?

   b) Tính tỉ khối của oxi với nito, với không khí.


Đáp án:

a) Trong 16g khí oxi có 16/16 = 1 mol nguyên tử oxi và 16/32 = 0,5 mol phân tử oxi.

b)

dO2/N2 = 32/28

dO2/kk = 32/29

Xem đáp án và giải thích
Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH). a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên. b)   Tính a.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH).

a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên.

b)   Tính a.

 


Đáp án:

a) n C3H5(OH)3 = 0,01mol

X là triglixerit của glixerol với axit oleic và axit linoleic nên có công thức dạng (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y, với x + y = 3.

Phản ứng của X với KOH :

(C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y + 3KOH → xC17H31COOK + yC17H33COOK + C3H5(OH)3

Từ pt: nC17H31COOK = x.n C3H5(OH)3 = 0,01x mol =  = 0,01 mol

→ x = 1 →y = 2

X có công thức cấu tạo : C17H31COOC3H5(OOCC17H33)2.

b) Ta có : nC17H33COOK = 0,02 mol ⟹  mC17H33COOK = 0,02.320 = 6,4 (g)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :

a = (0,92 + 6,4 + 3,18)- 0,03.56 = 8,82 (g)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng: a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích. b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng:

a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích.

b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.


Đáp án:

a) Phenol có tính axit mạnh hơn vì phenol phản ứng với dung dịch NaOH, etanol không phản ứng với dung dịch NaOH.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Vòng benzen hút electron làm mật độ electron trên nguyên tử O giảm ⇒ liên kết –O-H phân cực mạnh ⇒ Phenol có tính axit tuy yếu. Trong khi đó nhóm -C2H5 của ancol etylic đẩy electron làm mật độ electron trên nguyên tử O tăng⇒ liên kết –O-H ít phân cực hơn.

b) Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen nhờ hiệu ứng liên hợp p-π (electron trên phân lớp p của nguyên tử O và liên kết π của vòng benzen) làm cho vị trí 2,4,6 (ortho, para) giàu electron, phản ứng thế ưu tiên tại các vị trí này. Trong khi đó nhóm -NO2 trong phân tử nitrobenzen hút electron làm cho vị trí 2. 4, 6 không còn giàu electron như trường hợp phenol.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…