Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Tính số mắt xích glucozơ (C6H10O5) có trong đoạn mạch đó
Mỗi mắt xích có khối lượng là 162 đvC , tính ra gam là:
mC6H10O5 = 162.1,66.10-24 = 2,6892.10-22 (g)
⇒ Số mắt xích là:
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.
Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)
Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)
Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.
Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%
b) Các phản ứng xảy ra:
2H2 + O2 → 2H2O (1)
2CO +O2 → 2CO2 (2)
3H2 + O3 → 3H2O (3)
3CO + O3 → 3CO2 (4)
Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol
nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x
Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2
Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g
mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g
⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)
Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là :
Câu A. 5,6 lít
Câu B. 11,2 lít
Câu C. 22,4 lít
Câu D. 8,4 lít
Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2.
nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol.
nM = 0,015.
M = m/n = 0,6/0,015 = 40
Suy ra nguyên tử khối là 40u.
Vậy nguyên tố kim loại là Ca.
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 3, nhóm VIA.
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tìm khối lượng kết tủa thu được?
Số mol Fe2O3 là nFe2O3 = 16/160 = 0,1 (mol)
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
0,1 (mol) 0,3 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,3 (mol) 0,3 (mol)
Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.