Một dd X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dd X phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là gì?
X + 3Br2 → Y + 3HBr
Ta có 1 mol X → 1mol Y tăng 237g
5,4g X → 17,25g Y tăng 11,85g ⇒ nX = 11.85 : 237 = 0,05
⇒ MX = 5,4 : 0,05 = 108 ⇒ X là C7H7OH
Thiếu iot gây ra bệnh bướu cổ, vì vậy cần phải dùng muối iot. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường dùng là KI hoặc KIO3). Khối lượng KI cần dùng để sản xuất 10 tấn muối iot chứa 2,5% KI là
mKI = 0,25%.mmuối iot = 0,25 tấn.
Hãy cho biết:
a) Số mol và số nguyên tử của: 28g sắt(Fe); 6,4g đồng (Cu); 9g nhôm (Al).
b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2; 1,15 mol CH4.
a, nFe = 0,5(mol)
Số nguyên tử của Fe là: 0,5.6.1023 = 3.1023 nguyên tử hoặc 0,5N nguyên tử .
nCu =0,1(mol)
Số nguyên tử của Cu là: 0,1.6.1023 = 0,6.1023 nguyên tử hoặc 0,1N nguyên tử.
nAl = 1/3 mol
Số nguyên tử của Al là: (1/3) . 6.1023 = 2.1023 nguyên tử hoặc 1/3.N nguyên tử.
b, mH2 = nH2.MH2 = 2.2 = 4(g) → VH2 = nH2.22,4 = 2.22,4 = 44,8(l)
mO2 = nO2.MO2 = 1,5.32 = 48(g) → VO2 = nO2.22,4 = 1,5.22,4 = 33,6(l)
mCO2 = nCO2.MCO2 = 1,15.44 = 50,6(g) → VCO2 = nCO2.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)
mCH4 = nCH4.MCH4 = 1,15.16 = 18,4(g) → VCH4 = nCH4.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
a) Phương trình hoá học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuSO4 = 1,12 x 50 = 56 (gam).
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
64x — 56x = 5,16 - 5 = 0,16 (gam) => x = 0,02 mol.
mCuSO4 tham gia phản ứng = 0,02 x 160 = 3,2 (gam);
100 gam dung dịch CuSO4 có 15 gam CuSO4 nguyên chất.
56 gam dung dịch CuSO4 có X gam CuSO4 nguyên chất.
x = 56x15/100 = 8,4g; mCuSO4 còn lại = 8,4 - 3,2 = 5,2g
mFeSO4 = 0,02 x 152 = 3,O4g
mdd sau p/u = 56 - 0,16 = 55,84g
C%CuSO4 = 5,2/55,84 x 100% = 9,31%
C%FeSO4 = 3,O4/55,84 x 100% = 5,44%
Có những muối sau :
A. CuSO4 ; B. NaCl; C. MgCO3 ; D. ZnSO4 ; E. KNO3.
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
a) B. NaCl ; E. KNO3
b) D. ZnSO4 ;
c) B. NaCl;
d) B. NaCl; E. KNO3
e) A. CuSO4 ; D. ZnSO4.
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tính tổng khối lượng các muối được tạo ra.
nH2 = 0,12 mol; nOH- = 0,24 mol
Để trung hòa dd X thì dung dịch Y cần dùng với số mol H+ là 0,24 mol
Gọi số mol của H2SO4 là x thì số mol của HCl là 4x
2x + 4x = 0,24 nên x = 0,04;
Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.