Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.
- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.
- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.
- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.
Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein X Y Z. Triolein, X, Y, Z. Tên của Z là:
Câu A. axit oleic.
Câu B. axit panmitic.
Câu C. axit stearic.
Câu D. axit linoleic.
Bằng những phản ứng hoá học nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau ?
a) Các kim loại : Al, Mg, Ba, Na.
b) Các dung dịch muối : NaCl, Ba(NO3)2, Al(SO4)3.
c) Các oxit : CaO, FeO, Al2O3.
d) Các dung dịch : NaNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3.
a) Dùng H2O, nhận biết được 2 nhóm kim loại Na, Ba và Mg, Al. Nhận biết ion Ba2+ trong nhóm ( 1 ) bằng ion CO3 2- . Nhận biết kim loại Al trong nhóm (2) bằng dung dịch NaOH.
b) Nhận biết ion Al3+ bằng dung dịch NaOH, sau đó nhận biết ion Ba2+ bằng dung dịch muối cacbonat, còn lại là dung dịch chứa Na+.
c) Dùng H2O nhận biết CaO, dùng dung dịch NaOH nhận biết A12O3, chất còn lại là FeO.
d) Dùng dung dịch NaOH nhận biết: Al(NO3)3 tạo kết tủa sau đó tan trong dung dịch NaOH dư ; Ca(NO3)2 làm dung dịch vẩn đục, còn lại là NaNO3.
Viết công thức của các muối sau đây:
a) Kali clorua; b) Canxi nitrat;
c) Đồng sunfat; d) Natri sunfit;
e) Natri nitrat; f) Canxi photohat;
g) Đồng cacbonat.
Công thức các muối:
a) KCl. b) Ca(NO3) 2. c) CuSO4
d) Na2SO3 e) NaNO3. f) Ca3 (PO4)2. g) CuCO3.
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:
Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu hợp kim, mẫu thử nào có khí thoát ra là Al-Fe và Al-Cu, mẫu thử nào không có khí thoát ra là Cu-Fe
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Cho dung dịch HCl đến dư vào hai mẫu thử trên, mẫu thử nào không hòa tan hết là Al-Cu, mẫu thử nào tan hết là Al-Fe
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu A. 5
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.