Câu A. 21,63%.
Câu B. 43,27%. Đáp án đúng
Câu C. 56,73%.
Câu D. 64,90%.
X gồm : x mol C2H2O4 ; y mol C2H4O2 ; z mol C3H4O2 ; t mol C3H4O4 Có nCO2 = nCOOH = 0,4= (nC2H4O2 + nC3H4O2) + 2(nC2H2O4 + nC3H4O4) => nO(X) = 2nCOOH = 0,8 mol Bảo toàn O có: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nCO2 = 0,6 mol Có nH2O = x + 2y + 2z + 2t = 0,4 mol Và nX = x + y + z + t = 0,25 mol => 2nX – nH2O = x = 0,1 mol Bảo toàn khối lượng : mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 20,8g => %mAxit oxalic = 43,27% =>B
Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Tìm m?
nAgNO3=0,1.2a =0,2a mol;
nFe(NO3)2 =0,1.a =0,1a mol
Ag+ + Fe2+ → Ag +Fe3+
ta có: nAg tạo thành = nFe2+ =0,1a mol (do nAg+ > nFe2+ )
→ 8,64/108 = 0,1a → a=0,8
Do đó X chứa: Fe3+ (0,1a =0,08 mol); Ag+ dư (0,2a –0,1a = 0,1a=0,08 mol),
NO3– (0,4a =0,32 mol)
Khi cho HCl vào X: Ag+ +Cl- → AgCl
Vậy m = mAgCl =143,5. 0,08 = 11,48 gam
Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.
Chất X là protein
Vì thành phần phân tử của tinh bột, benzen, chất béo và cao su chỉ gồm các nguyên tố C, H và O (có thể có O) nên khi đốt cháy sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O.
Còn thành phần phân tử của protein ngoài C, H, O còn có N nên khi đốt cháy protein ngoài sản phẩm là CO2 , H2O còn thu được N2.
Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
Câu A. Fe2O3.
Câu B. CrO3.
Câu C. FeO.
Câu D. Fe2O3 và Cr2O3.
Hãy nêu liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết.
Liên kết hóa học chủ yếu trong 3 loại mạng tinh thể đã biết:
– Trong mạng tinh thể nguyên tử: liên kết cộng hóa trị.
– Trong mạng tinh thể phân tử: lực tương tác yếu giữa các phân tử.
– Trong mạng tinh thể ion: lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu.
Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào
Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí
Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.
Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.